1.1. Thông tin về cơ sở hạ tầng và chính sách
Nhật Bản, một trong những nước đi đầu vể mặt công nghệ đã đầu tư cho công nghệ nano từ giữa những năm 80, thông qua các chương trình quốc gia khác nhau. Đầu tư của Chính phủ Nhật Bản cho công nghệ nano trên đầu người cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Năm 2002, đầu tư cho công nghệ nano tăng 20-30% so với năm 2001. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Nhật Bản, ngân sách năm 2003 dành cho R&D của các chương trình nano vào khoảng 900 triệu USD, chiếm khoảng 11,5% tổng kinh phí cho KH&CN của Nhật Bản dành cho bốn lĩnh vực ưu tiên (khoa học về cuộc sống, công nghệ thông tin, môi trường và công nghệ nano). Ba lĩnh vực ưu tiên khác cũng có các đề tài về công nghệ nano. Nếu như kinh phí cho tất cả các đề tài này được tính vào trong tổng dự toán thì tổng ngân sách của Nhật Bản dành cho công nghệ nano sẽ vào khoảng 1,49 tỷ USD (cùng với ngân sách bổ sung). Cuối năm 2003, Chính phủ Nhật Bản dự kiến tăng ngân sách cho R&D công nghệ nano năm 2004 lên 20% so với năm 2003. Theo thống kê của Hội đồng Chính sách về Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (CSTP), tổng ngân sách dành cho công nghệ nano và vật liệu năm 2003 là khoảng 2,66 tỷ USD bao gồm cả ngân sách của trường đại học.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ nano từ năm 2001. Trung Quốc có kế hoạch đầu tư khoảng 2-2,5 tỷ Nhân dân tệ (NDT) (250-300 triệu USD) cho giai đoạn kế hoạch 5 năm (2001-2005).
Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện những sáng kiến táo bạo vì họ rất mong muốn đuổi kịp mức đầu tư của các nước tiên tiến như Hàn Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng Trung tâm Quốc gia về R&D công nghệ nano ở gần Trường đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Trung tâm này được khánh thành trong năm 2004. Một cơ sở công nghiệp về công nghệ nano cũng đã được xây dựng ở Thiên Tân (cách Bắc Kinh khoảng 100km về phía Đông) và đã đưa vào vận hành vào cuối năm 2003.
Hàn Quốc đã cam kết dành đầu tư khoảng 2,391 nghìn tỷ Won (2 tỷ USD) cho giai đoạn 10 năm (2001-2010). Bộ KH&CN nước này cho biết, năm 2002 Bộ KH&CN đã phát triển mạnh nghiên cứu, các cơ sở và nhân lực trong lĩnh vực công nghệ nano. Theo đó, năm 2002 đã đầu tư 203,1 tỷ Won, tăng 93,1% so với năm trước (105,2 tỷ Won năm 2001) và tăng khoảng 400% so với năm 2000. Tổng thể, Bộ KH&CN dành 160,1 tỷ Won cho R&D, 34,6 tỷ Won cho xây dựng các cơ sở và 8,4 tỷ Won cho các chương trình đào tạo kỹ sư. Năm 2002, Bộ KH&CN đã tăng cường tìm kiếm tài trợ để hỗ trợ cho công nghiệp hoá công nghệ nano. Mục tiêu là đầu tư khoảng 3 tỷ Won cho xây dựng một phòng thí nghiệm nano quốc gia và trung tâm liên hợp liên kết công nghệ thông tin và công nghệ nano theo kế hoạch đã định. Bộ KH&CN cũng đề ra việc phát triển mở rộng các chương trình trao đổi với nước ngoài và hỗ trợ các chương trình đào tạo tại các mạng ở nước ngoài để củng cố nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển nổi trội này. Dự án Công nghệ Nano Quốc gia bao gồm 8 cơ quan của Chính phủ, trong đó có Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn Nhân lực và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng.
Bộ KH&CN của nước này nhẤnmạnh rằng sẽ tập trung vào các lĩnh vực lựa chọn có tiềm năng thương mại lớn nhất. Các lĩnh vực có triển vọng là vật liệu, các linh kiện điện tử, bộ nhớ máy tính và các cấu phần cơ bản khác trên cơ sở nano. Kế hoạch dài hạn chia nhỏ thành 3 giai đoạn cho đến năm 2010, Chính phủ sẽ đầu tư 1,37 nghìn tỷ Won, đầu tư của khu vực tư nhân và Nhà nước cho dự án theo cơ chế đấu thầu để tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghệ nano trong vòng 5 năm tới.
Bảng 1: Kế hoạch đầu tư cho công nghệ nano ở Hàn Quốc trong 10 năm (2001-2010) triệu USD
Giai đoạn1 (2001-2004) | Giai đoạn 2 (2005-2007 | Giai đoạn 3 (2007-2010) | Tổng | ||||||
Chính phủ | Tư nhân | Chính phủ | Tư nhân | Chính phủ | Tư nhân | Chính phủ | Tư nhân | Tổng | |
R&D | 203 | 44 | 232 | 137 | 232 | 206 | 667 | 387 | 1.054 |
Giáo dục/Đào tạo | 31 | 18 | 19 | 73 | 73 | ||||
Cơ sở hạ tầng | 64 | 28 | 28 | 11 | 23 | 10 | 116 | 49 | 164 |
Tổng | 298 | 72 | 284 | 148 | 274 | 216 | 855 | 436 | 1.291 |
Nguồn: www.nanoworld.jp
Chính phủ Hàn Quốc lập kế hoạch đến năm 2010 có đạt ít nhất là 10 loại sản phẩm nổi trội và đào tạo được 13.000 chuyên gia về công nghệ nano để cạnh tranh với các nước tiên tiến khác. Theo kế hoạch này, Bộ KH&CN sẽ tạo ra một thành phố nano, trong đó có các trung tâm nghiên cứu và các doanh nghiệp mạo hiểm mới khởi sự, đồng thời thiết lập một mạng nghiên cứu với các nước có công nghệ cao.
Một trong những mục tiêu của Sáng kiến Quốc gia về công nghệ nano là làm cho Hàn Quốc trở thành quốc gia số 1 trên thế giới trong một số lĩnh vực cạnh tranh nhất định và phát triển các thị trường thích hợp cho sự tăng trưởng công nghiệp. Hàn Quốc xác định rõ việc tập trung vào số lượng “các công nghệ then chốt”. Kế hoạch năm 2002 của Hàn Quốc về thực hiện triển khai công nghệ nano đã được bắt đầu với hai chương trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực mới là “Triển khai các công nghệ vật liệu có cấu trúc nano” và “Triển khai các công nghệ sản xuất và cơ điện tử mức nano”. Mỗi chương trình được đầu tư 100 triệu USD cho 10 năm tiếp theo. Bên cạnh các chương trình nghiên cứu về công nghệ nano, Chính phủ Hàn Quốc còn tiến hành thực hiện các chương trình nghiên cứu “cốt lõi”, “cơ sở”, và “cơ bản” với tổng kinh phí nghiên cứu hàng năm khoảng 200 triệu USD cho giai đoạn 6-9 năm tới.
Năm 2002, một trung tâm sản xuất nano đã được xây dựng với mục đích chính là sản xuất các thiết bị có kích thước nano. Trung tâm này được đặt tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) ở Thành phố Khoa học Daejoen (Daejoen Science City), nơi mà có mặt hầu hết các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ 165 triệu USD cho Trung tâm này cho giai đoạn 9 năm (2002-2010). Chính phủ đã xây dựng “Kế hoạch hành động để triển khai công nghệ nano năm 2003. Kế hoạch hành động này bao gồm “Nghị định của Tổng thống và Điều luật buộc thi hành” đối với việc thực hiện “Hành động thúc đẩy phát triển công nghệ nano”. Mục đích của Hành động này là nhằm chuẩn bị một cơ sở nghiên cứu vững chắc cho công nghệ nano và khuyến khích công nghiệp hóa ngành công nghệ nano non trẻ. Chính phủ Hàn Quốc còn dành 380 triệu USD (chiếm 19% tổng kinh phí dành cho công nghệ nano) cho “Chương trình Quốc gia về Công nghiệp hóa nano”. Ngân sách này bao gồm quỹ R&D trong công nghiệp và quỹ vốn kinh doanh.
Đài Loan đã có Sáng kiến về công nghệ nano, được phân bổ trong 6 năm và bắt đầu thực hiện từ năm 2003. Sáng kiến này có thể sẽ đưa Đài Loan trở thành một trong những khu vực dành ưu tiên cao cho công nghệ nano. Nhưng Đài Loan hiểu rất rõ rằng chỉ tăng kinh phí thì chưa đủ mà còn cần phải đề ra những chính sách thích hợp để nâng cao các ưu thế cạnh tranh, mở ra các hướng nghiên cứu mới và làm cho đông đảo công chúng nhận thức được tốt hơn về tiềm năng của công nghệ nano.
Sáng kiến Quốc gia của Đài Loan về KH&CN nano là một kế hoạch 6 năm với tổng kinh phí 620 triệu USD từ 2003-2008. Cơ cấu chiến lược và chương trình của nó được dựa trên Sáng kiến Quốc gia về công nghệ nano của Mỹ. Sáng kiến này nhằm đạt được hai mục đích là xuất sắc về mặt lý thuyết và tạo ra được những ứng dụng công nghiệp mang tính sáng tạo thông qua việc thành lập các cơ sở tiện ích chủ yếu và các chương trình đào tạo chung. Chương trình xuất sắc về mặt lý thuyết bao gồm các chủ đề: Nghiên cứu cơ bản về các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học của các kết cấu nano; Tổng hợp, lắp ráp, và gia công các vật liệu nano; Nghiên cứu và triển khai các máy dò và các kỹ thuật thao tác; Thiết kế và chế tạo các bộ phận ghép nối, giao diện và các hệ thống thiết bị nano chức năng; Triển khai công nghệ MEMS/NEMS; và công nghệ sinh học nano. Đài Loan rất coi trọng giáo dục về công nghệ nano. Chương trình giáo dục của Đài Loan nhằm: Xây dựng chương trình Khoa học và Công nghệ nano liên ngành tại các trường đại học và cao đẳng; Nâng cao giáo dục kiến thức khoa học cơ bản trong trường cao đẳng trên phương tiện thông tin đại chúng và trong các trường đại học. Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi chuyên gia. Tuyển chọn các nhân tài từ nước ngoài, bao gồm cả chuyên gia từ Trung Quốc và thúc đẩy hợp tác công nghiệp - viện nghiên cứu trong nghiên cứu và trao đổi chuyên gia.
Các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Ôxtrâylia, Ấn Độ, New Zealand, Singapo, Malaixia, Thái Lan, đã bắt đầu thực hiện các chương trình/sáng kiến về công nghệ nano. Hình 1- So sánh sự đầu tư vào công nghệ nano giai đoạn 2003-2007 của các nước châu Á - Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaixia, New Zealand, Singapo, Đài Loan và Thái Lan. Hình 2 là sự so sánh toàn cầu về đầu tư cho công nghệ nano giai đoạn 2001-2003 của châu Âu, châu Á và Mỹ. Đơn vị được tính là USD. Với giá hối đoái: 100 yên bằng 1 USD và 1 Euro bằng 1 USD. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng đột ngột trong đầu tư cho công nghệ nano của khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong năm 2003.
Bảng 2 dưới đây trình bày tóm tắt thực trạng hỗ trợ về chính sách của Chính phủ đối với cơ sở hạ tầng của KH&CN nano trong truyền thông, xây dựng mạng lưới, các cơ sở tiện ích cốt yếu quốc gia, thương mại hóa, giáo dục và hợp tác quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các nước châu Á hiện đang yếu kém trong việc truyền thông, đặc biệt bằng tiếng Anh. Các nước này đang ở thời kỳ hình thành mạng lưới cần thiết để hỗ trợ hợp tác nghiên cứu. Tuy vậy, sự phối hợp chặt chẽ phải được thiết lập. Các Trung tâm quốc gia và các cơ sở tiện ích cốt lõi cũng đang trong giai đoạn được xây dựng. Các Trung tâm tiện ích quốc gia tại Nhật Bản đang hoạt động rất tốt. Các chương trình giáo dục hiện có sẵn ở tất cả các quốc gia được chúng tôi điều tra, tuy nhiên những vẤnđề thực tiễn như các lĩnh vực chiến lược và đầu tư cần phải được chi tiết. Về phần hỗ trợ thương mại hóa như chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, liên minh công nghiệp và các vẤnđề khác có liên quan cần phải được xác định một cách rõ ràng, đặc biệt là đối với công nghệ nano.
Bảng 2: Đánh giá về hỗ trợ của Chính phủ cho cơ sở hạ tầng KH&CN nano ở các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quốc gia/Lãnh thổ | Truyền thông bằng tiếng Anh | Mạng lưới | Tiện ích Quốc gia | Hỗ trợ thương mại hóa | Các khóa đào tạo | Hỗ trợ hợp tác quốc tế |
Ôxtrâylia |
Đủ | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Có sẵn | Đang được hình thành |
Trung Quốc |
Không đủ | Đang được hình thành | Có sẵn | Có sẵn | Đang được hình thành | Đang được hình thành |
Hồng Kông |
Không đủ | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành |
ẤnĐộ | Không có sẵn | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành |
Nhật Bản |
Phát triển | Có, MEXT và METI | Có sẵn | Có sẵn | Đang được hình thành | Có sẵn |
Hàn Quốc |
Phát triển | Có | Có sẵn | Có sẵn | Đang được hình thành | Có sẵn |
Malaixia | Không có sẵn | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành |
New Zealand |
Không đủ | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành |
Singapo | Tờ rơi EDB Đủ | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Có sẵn | Đang được hình thành | Có sẵn |
Đài Loan | Nano-Taiwan.sinica.edu.tw Không đủ | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Có sẵn | Có sẵn |
Thái Lan |
Đang chuẩn bị | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành | Đang được hình thành |
1.2. Các nỗ lực thương mại hóa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Chính phủ Nhật Bản đã cam kết chắc chắn rằng công nghệ nano sẽ tạo nên các ngành công nghiệp mới và phục hồi lại nền kinh tế Nhật Bản. Cuối năm 2002, tại Hội đồng Kinh tế và Chính sách Tài chính (CEFP), Chính phủ đã thông qua Chiến lược Phát triển Ngành Công nghiệp mới (NIDS) về công nghệ nano và vật liệu. Bộ Thương mại Kinh tế và Công nghiệp (METI) là Bộ chủ chốt trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp của Nhật Bản, năm 2003 để phục hồi nền kinh tế đã tiến hành thực hiện các chương trình R&D sau đây:
- Công nghệ nano và vật liệu: 20 dự án; 11,6 tỷ yên (116 triệu USD);
- Công nghệ thông tin (IT) + vật liệu: 23 dự án; 22,4 tỷ yên (224 triệu USD);
- Khoa học đời sống + công nghệ nano và vật liệu: 6 dự án; 3,3 tỷ yên (33 triệu USD).
Nhật Bản có thế mạnh về sản xuất các đồ gốm tinh xảo, chiếm hơn 1/2 thị phần của thế giới về sản xuất kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao, kiểm soát 60-70% thị phần của thế giới. Còn về công nghiệp công nghệ nano, như được trình bày tại bảng 3 dưới đây, Nhật Bản hy vọng sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu trong 5 lĩnh vực chủ yếu vào năm 2010.
Ở hầu hết các nước châu Á, R&D công nghệ MEMS được đưa vào trong các chương trình công nghệ nano. Tại Nhật Bản, METI bắt đầu thực hiện Chương trình công nghệ sản xuất mới - Dự án MEMS. Dự án này được Mỹ tài trợ 20 triệu USD cho giai đoạn 2003-2005 nhằm tập trung chế tạo các thiết bị RF-MEMS, MEMS quang học và các bộ cảm biến MEMS cực nhỏ. Chính phủ Nhật Bản còn xây dựng các chính sách để vượt qua rào cản về thương mại hóa như thiếu các kỹ sư về MEMS, thiếu các công ty kinh doanh, tiêu chuẩn hóa còn quá yếu, các mạng lưới còn quá nghèo nàn. Tại Nhật Bản, có trên 10 xưởng đúc MEMS, bao gồm cả Olympus, Omron, Matsushita Electric và Sumitomo Metal.
Đài Loan đang cạnh tranh với Nhật Bản trong các nỗ lực thương mại hóa MEMS. Đài Loan đã thành lập Liên minh Công nghiệp MEMS Đài Loan với khoảng 9 xưởng đúc và 10 xưởng nữa đang bắt đầu được xây dựng. Mục tiêu của Liên minh này là chuẩn bị một diễn đàn để trao đổi thông tin về kỹ thuật và thị trường mới nhất; Xây dựng tiêu chuẩn hóa công nghiệp, hợp nhất các công nghệ hiện có và cung cấp bản đồ giao thông. Liên minh này còn cung cấp các dịch vụ hợp pháp, các dịch vụ và tư vẤnthương mại quốc tế. Thành viên của Liên minh này bao gồm Asia Pacific Microsystems, Inc.; Walsin Lihwa Corp.; Micro Base Technology Corp. và Neostones Microfabrication Co., Ltd.
Các nước như ẤnĐộ có các ngành công nghiệp MEMS nổi trội, Thái Lan, Trung Quốc và Singapo hiện đang có các hoạt động nghiên cứu và các cơ sở tiện ích MEMS khá cạnh tranh nhau.
1.3. Đầu tư cho công nghệ nano của khu vực tư nhân
Trong khu vực kinh doanh ở Nhật Bản, hai tòa nhà thương mại lớn nhất của Nhật Bản là Mitsui & Co. và Mitsubishi Cor. đã thành lập những bộ phận kinh doanh công nghệ nano mới. Họ đang hoạt động rất tích cực trong R&D công nghệ nano và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hóa và đầu tư vào công nghệ nano. Riêng Mitsui & Co đã bắt đầu quá trình xây dựng một doanh nghiệp công nghệ nano toàn cầu. Những công ty hàng đầu của Nhật Bản như NEC, Hitachi, Fujitsu, NTT, Toshiba, Soni, Sumitomo Electric, Fuji, Xerox và một số công ty khác đang tiếp tục tiến hành các nỗ lực R&D công nghệ nano và thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc thương mại hóa R&D của họ.
Tại Hàn Quốc, các tập đoàn như Samsung, LG và các công ty khác đang đầu tư mạnh mẽ vào R&D công nghệ nano và thương mại hóa chúng. Các xưởng sản xuất linh kiện bán dẫn của Đài Loan như TSMC và UMC hiện đang theo đuổi ráo riết hướng điện tử học nano bán dẫn.
Các hãng có vốn kinh doanh như Innovation Engine (Nhật Bản), Apax Globis Partners & Co. (Nhật Bản), và Juniper Capital Ventures Pte.Ltd (Singapo) đã đầu tư vào triển khai công nghệ nano ở châu Á. Các hãng được liệt kê trong danh sách như Cranes Software International Ltd (ẤnĐộ) và Good Fellow Group (Hồng Kông) đã đầu tư cho các công ty kinh doanh công nghệ nano ở châu Á. Ngân hàng Macquarie của Ôxtrâylia và Pacific Dunlop là những nhà đầu tư chính cho AMBRI-công ty công nghệ nano đầu tiên được xếp hạng của thị trường chứng khoán Ôxtrâylia.
Những lĩnh vực nóng được đầu tư ở châu Á bao gồm MEMS, quang điện tử, bộ nhớ của máy tính, các vật liệu carbon, các công cụ chẩn đoán, các hệ thống phân phối thuốc, các công cụ mô tả và đo đạc, các công nghệ hiển thị và sơn phủ bề mặt.
1.4. Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Năm 2003, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) của Nhật Bản đã khai trương Trung tâm Mạng lưới các nhà nghiên cứu công nghệ nano của Nhật Bản với hai mục đích cung cấp các cơ sở hạ tầng đa ngành, dài hạn do quốc gia điều phối để hỗ trợ cho các nhà khoa học trong lĩnh vực KH&CN nano. Trung tâm này được đầu tư hàng năm với khoảng hơn 30 triệu USD để cung cấp cho các nhà nghiên cứu Nhật Bản các dịch vụ thông tin, hỗ trợ và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế tại Nhật Bản. Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng dữ liệu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ và kỹ thuật.
Các nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương đang rất tích cực trong việc xây dựng các trung tâm công nghệ nano tầm cỡ quốc gia, bắt đầu từ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng được điều phối một cách chặt chẽ sao cho thích hợp với vị thế của KH&CN nano. Các nhà lập chính sách và các nhà khoa học đang ngày càng nhận thức hơn về bản chất đan xen của KH&CN nano và tin tưởng vào con đường dẫn tới sự phát triển chúng.
Không giống như EU, các nước trong khu vực này không sáng lập ra “Hội đồng châu Á” để điều phối R&D công nghệ nano ở châu Á và hình thành các mạng lưới. Tuy nhiên, nhận thức về sự cần thiết phải hợp tác ngày càng tăng. Hội nghị Cấp cao về công nghệ nano châu Á (ANFoS2004) đã được tổ chức từ ngày 10-11/5/2004 tại Phú Két, Thái Lan, bởi Viện Quốc gia về Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến (AIST) - viện nghiên cứu quốc gia lớn nhất của Nhật Bản - phối hợp cùng với Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Nano (NANOTEC) của Thái Lan mới được thành lập. Đây là sự cố gắng phối hợp đầu tiên nhằm thiết lập một mạng lưới khu vực về KH&CN nano và là cơ sở cho việc tăng cường sự hợp tác khu vực.
Bảng 4: Mạng lưới tham gia của các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Hội nghị cấp cao về công nghệ nano châu Á (ANFoS2004)
Quốc gia/Lãnh thổ | ANF Tổ chức phối hợp/Mạng lưới | Điều phối viên ANFoS2004 | Website của Mạng lưới |
Ôxtrâylia | ANN | Người triệu tập: C Jagadish (ANU) |
|
Trung Quốc | HCNN | Giám đốc: C.L.Bai |
|
Hồng Kông | HKUST | Chủ tịch: Ching-Wu Chu |
|
ẤnĐộ | DST | Cố vấn: R.C.Srivastava |
|
Hàn Quốc | KNRS | Chủ tịch: Hanjo Lim |
|
Nhật Bản | AIST | Giám đốc: H.Yokoyama | www.aist.go.jp |
Malaixia | ISIFSS | Giám đốc: Halimaton Hamdan | www.kimia.fs.utm.my |
Singapo | NUS | Giám đốc: Seeram Rama Krishna | www.nusnni.nus.edu.sg |
Đài Loan | SINICA | Giám đốc: M.K. Wu | Nano-taiwan.sinica.edu.tw |
Thái Lan | NANOTEC | Giám đốc: Wiwut Tanthapanichakoon | www.nanotec.or.th/index.p hp |
ANN- | Mạng lưới công nghệ nano Ôxtrâylia, |
HCNN- | Trung tâm Quốc gia về KH&CN nano, |
HKUST- | Trường đại học KH&CN Hồng Kông, |
DST- | Vụ KH&CN , |
KNRS- | Hiệp hội các nhà nghiên cứu Công nghệ Nano Hàn Quốc |
AIST- | Viện Quốc gia về KH&CN Công nghiệp Tiên tiến |
NUS- | Trường đại học Quốc gia Singapo |
SINICA- | Viện Hàn lâm SINICA |
NANOTEC- | Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Nano |
Tại Hàn Quốc, một cơ quan hợp pháp được thành lập là “Hội các nhà nghiên cứu công nghệ nano quốc gia” do Bộ KH&CN cho phép. GS. Hanjo Lim của trường Đại học Ajou được bầu làm Chủ tịch. TS. JOWon Lee, thuộc Chương trình Mũi nhọn về Các thiết bị Nano mức Tera và ông Jungil Lee từ Trung tâm Nghiên cứu các thiết bị nano, KIST, được bầu làm các Phó Chủ tịch.
ở Malaixia, nhóm yêu thích công nghệ nano đã được hình thành và các điều phối viên của các trường đại học ở Malaixia đã được lựa chọn. Khóa đào tạo Thạc sỹ Khoa học về công nghệ nano sẽ luôn có sẵn tại trường Đại học Kebangsaan Malaixia cùng với sự phối hợp với các trường đại học khác ở Malaixia và Viện Công nghệ châu Á ở Thái Lan.
Các nước châu Á - Thái Bình Dương đang thể hiện những khát vọng và nỗ lực lớn trong việc thúc đẩy quốc gia mình vươn tới tương lai của “nano”. Châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành khu vực có khả năng thu hút các đối tác và các cơ hội kinh doanh trong không gian Nano. Các ưu thế của việc hợp tác với các tổ chức châu Á là: Các nguồn nhân lực dồi dào; Các cơ sở tiện ích tuyệt hảo (Nhật Bản, Hàn Quốc); Công nghệ tiên tiến (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), tiến bộ nhanh trong công nghệ và sự tăng trưởng thị trường nhanh.
1.4.1. Ôxtrâylia
Hội đồng Nghiên cứu Ôxtrâylia (ARC, Cơ quan tài trợ chính cho KH&CN ở Ôxtrâylia, tập trung vào khoa học cơ bản, www.arc.gov.au) đã nhận thêm 736,4 triệu đô la Ôxtrâylia (A$) cho giai đoạn 5 năm để tăng nguồn đầu tư được lựa chọn của ARC lên hai lần. Theo Chương trình Tài trợ Lựa chọn Quốc gia, bốn lĩnh vực ưu tiên cho tài trợ của ARC năm 2003 đã được công bố: Vật liệu nano và vật liệu sinh học; Nghiên cứu Genome-Phenome; KH&CN Lượng tử và các hệ thống thông minh/phức tạp. Từ năm 2003, 170 triệu A$ đã được phân bổ trong vòng 5 năm để hỗ trợ các dự án và các trung tâm, 90 triệu A$ đã được dành cho Trung tâm về Các Chương trình Xuất sắc (COE) của ARC trong vòng 5 năm, bắt đầu từ 2003, số kinh phí này đã được phân cho 8 trung tâm ở Ôxtrâylia. Công nghệ nano liên quan đến COE bao gồm: Công nghệ máy tính lượng tử; Quang học Nguyên tử - Lượng tử (Quantum-Atom Optics); Pin Quang điện Silic tiên tiến và photonic (Advanced Sillicon Photovoltaics and Photonics) và các linh kiện băng rộng siêu cao cho các Hệ thống Quang học (Ultrahigh-bandwidth Devices for Optical Systems). Bên cạnh đó, khoảng 45 triệu A$ được tài trợ từ cam kết đầu tư của Chính phủ, vốn đầu tư kinh doanh và các nhà đầu tư thương mại khác.
1.4.2. Trung Quốc
Theo số liệu điều tra của Bộ KH&CN Trung Quốc (MOST), hiện có khoảng trên 50 trường đại học, 20 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) và 100 công ty đang rất tích cực trong R&D KH&CN nano ở Trung Quốc. Chiến lược ngắn hạn của Trung Quốc là hòa nhập công nghệ nano với các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển các sản phẩm có hiệu quả và chất lượng cạnh tranh cao làm cho cuộc sống thường nhật của người tiêu dùng được cải thiện hơn. Để tạo điều kiện cho việc thương mại hóa công nghệ nano, Trung Quốc đang xây dựng một Trung tâm Kỹ thuật và Cơ sở Công nghiệp ở gần Bắc Kinh và Thượng Hải. Trong năm nay, việc nghiên cứu ứng dụng trong các tổ chức R&D chính ở Bắc Kinh sẽ được chuyển về thành phố Thiên Tân khi Cơ sở Công nghiệp Công nghệ Nano tại đây đi vào hoạt động. Chiến lược dài hạn của Trung Quốc là củng cố khoa học cơ bản và nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc. Chính phủ đã dành 270 triệu NDT (33 triệu USD) để xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Khoa học và Công nghệ Nano. Trung tâm này sẽ thống nhất các tổ chức R&D đứng đầu như Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các trường đại học: Bắc Kinh, Thanh Hoa, Phúc Kiến, Giang Đông, Nam Kinh và trường Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc. Mục tiêu của Trung tâm này là tạo điều kiện cho việc điều phối tốt hơn các nghiên cứu trong lĩnh vực KH&CN nano.
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) có một mạng lưới các cơ quan nghiên cứu lớn nhất Trung Quốc và thế giới. Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Nano Co. Ltd. thuộc CAS (CASNEC) đã được thành lập tháng 11/2002 là cơ sở thúc đẩy việc thương mại hóa KH&CN nano trong CAS. Nhà đầu tư chính của Trung tâm này là Nhóm Good Fellow (một công ty được xếp hạng ở Hồng Kông). Nhóm này sở hữu 55% cổ phần của công ty. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 50 triệu NDT (6 triệu USD). Trong đó, CAS có 20% cổ phần, các nhà khoa học của CAS có 15% cổ phần và Công viên Công nghệ cao YongFeng có 10% cổ phần.
CASNEC được hình thành với mục đích để cải tổ lại hướng công nghiệp hóa công nghệ và vật liệu nano trong nội bộ CAS bằng cách áp dụng hình thức quản lý từ trên xuống (top-down). CASNEC được xem như một vai trò kiểu mẫu cho việc thúc đẩy cơ sở công nghiệp quốc gia về công nghệ và vật liệu nano tại Công viên Công nghệ cao YongFeng ở Bắc Kinh. CASNEC chiếm diện tích khoảng 7000m2 của Công viên Công nghệ cao YongFeng và nằm ở vị trí trung tâm của vùng Zhong-Guan-Cun là khu vực có Trung tâm Công nghiệp và Trung tâm R&D Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Mục đích hoạt động của CASNEC là cung cấp cơ sở chuyển giao công nghệ cho R&D của CAS. Những nguồn lợi nhuận chính của CASNEC được thu từ cấp giấy phép, sản xuất ở mức độ trung bình và các dịch vụ tư vấn. Đối với sản xuất ở mức độ công nghiệp, CASNEC có hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất lớn đang được đứng vững với các ngành công nghiệp và thị trường có liên quan. Mới đây, CASNEC đã ký một thỏa thuận cấp giấy phép công nghệ với Nhóm ERDOS, nhà sản xuất len dạ lớn nhất Trung Quốc, chiếm khoảng 30% thị trường nội địa. Doanh thu hàng năm của nó khoảng 3 tỷ NDT (362 triệu USD). So sánh với những công việc kinh doanh khác, CASNEC có nhiều ưu thế hơn trong việc tiếp cận trực tiếp với các thành quả R&D của CAS; tiếp cận với một vốn quý các nhà khoa học, kỹ sư xuất sắc và giàu kinh nghiệm; luôn nhận được sự hỗ trợ ổn định về tài chính từ phía Chính phủ. CASNEC hiện có 26 tiến sỹ, 112 thạc sỹ, 3 cử nhân toán học và 7 kỹ thuật viên.
1.4.3. Hồng Kông
Ở Hồng Kông, tài trợ cho các hoạt động R&D công nghệ nano chủ yếu từ hai nguồn: Hội đồng Tài trợ Nghiên cứu (RGC), và Quỹ Công nghệ và Cách tân (ITF). RGC tài trợ chủ yếu cho các nghiên cứu cơ bản tại các trường Đại học, ITF cung cấp tài trợ cho những nghiên cứu vừa và nhỏ ở các trường đại học và các ngành công nghiệp với mục đích phát triển các tiến bộ công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp hiện có. Các nhà quản lý của RGC và ITF thường xuyên liên lạc với nhau và cùng điều phối các chương trình tài trợ của mình để tránh sự chồng chéo. ITF đã bắt đầu tiến hành các chương trình chiến lược về công nghệ nano năm 2001 sau khi Hội đồng Lập pháp phê chuẩn Phát triển các Sáng kiến về Công nghệ Nano 31/10/2001. Tổng đầu tư giai đoạn 1998-2002 khoảng 20,6 triệu USD cộng với 2,3% từ công nghiệp. Đầu tư cho hai trung tâm chính về công nghệ nano đã được phê chuẩn, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) đã nhận 7,3 triệu USD, và Trường đại học Bách khoa Hồng Kông đã nhận được 1,6 triệu USD. Tổng kinh phí đầu tư cho hai trung tâm này giai đoạn 2003-2004 là 8,9 triệu USD.
1.4.4. Ấn Độ
ẤnĐộ, một đất nước có hơn 1 tỷ dân, hiện đang hướng đến kỷ nguyên của công nghệ nano. Chính phủ ẤnĐộ đã bắt đầu thực hiện Sáng kiến Khoa học và Công nghệ Nano. Các cơ quan tài trợ khác nhau như Vụ Khoa học và Công nghệ (DST) và Hội đồng Học bổng các Trường đại học (UGC) đã bắt đầu thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học nano trên phạm vi rộng. Nghiên cứu chính đang được tiến hành tại các viện nghiên cứu như Viện Khoa học ẤnĐộ (Bangalore), Viện Công nghệ ẤnĐộ (Madras, Chennai, Kharagpur, Bombay, Mumbai, và New Delhi), Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Điện tử Trung tâm (Pilani), các Trường đại học của Pune, Phòng thí nghiệm Vật lý Chất rắn (Delhi), và Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata (Mumbai). Mới đây, một số cơ quan cũng đã bắt đầu có sự phối hợp các nghiên cứu về KH&CN nano. Đó là các đơn vị: Viện Nghiên cứu Raman (Bangalore), Phòng Thí nghiệm Hóa học Quốc gia (Pune), Viện Nghiên cứu Trung tâm về Gốm và Thủy tinh (Jadavpur), Trường Đại học Tổng hợp của Delhi, và Trường Đại học Tổng hợp của Hyderabad.
Ba năm trước đây, Chính phủ đã bắt đầu thực hiện một Chương trình 5 năm với kinh phí 15 triệu USD về vật liệu thông minh được điều phối bởi năm cơ quan Chính phủ và thu hút sự tham gia của 10 trung tâm nghiên cứu của ẤnĐộ, tập trung chính vào công nghệ MEMS. VẤnđề về vật liệu nano cũng được đề cập đến và đang chờ đợi sự đầu tư thêm để mở rộng Chương trình. Vào năm trước, Vụ KH&CN đã bắt đầu thực hiện một Chương trình Công nghệ nano Quốc gia với tổng kinh phí được cam kết là 10 triệu USD cho giai đoạn 3 năm tới. Viện Khoa học ẤnĐộ (IISc) đã quyết định cấp 1,0 triệu USD cho Trung tâm Nghiên cứu Nano của nó. IISc được biết đến như là Trung tâm Kiến thức của Ấn Độ.
Khoa học và công nghệ nano ẤnĐộ bao trùm nhiều chủ đề, trong đó có MEMS, tổng hợp cấu trúc nano và các đặc tính, con chíp DNA, điện tử nano (transistor, tin học lượng tử, quang điện tử…), và các vật liệu nano (ống nano carbon, các hạt nano, bột nano, nano composit…).
Cũng như ở Trung Quốc, mạng lưới KH&CN và thương mại của ẤnĐộ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không như Trung Quốc, việc người ẤnĐộ nói tiếng Anh thành thạo đã tạo cho họ khả năng tiếp cận với thế giới phương Tây dễ dàng hơn, vì vậy nó đã thu hút được nhiều vốn đầu tư và các cơ hội hợp tác toàn cầu. Ví dụ, Diễn đàn về Nano ẤnĐộ mới được hình thành bởi cộng đồng Mỹ-ẤnĐộ ở Silicon Valley nhằm mục đích thiết lập mạng lưới giữa các phòng thí nghiệm của viện hàn lâm, các công ty, Chính phủ và tư nhân của ẤnĐộ với các doanh nghiệp, các công ty mới thành lập, các nhà đầu tư, các luật sư sở hữu trí tuệ, các liên doanh, các nhà cung cấp dịch vụ, các dự án mới được bắt đầu thực hiện, và các khối liên minh chiến lược.
Mới đây ở ẤnĐộ đã có một số tiến bộ đáng chú ý trong ngành công nghệ nano. Các công ty tư nhân đã bắt đầu đầu tư cho phòng thí nghiệm R&D của các trường đại học và các tổ chức chính phủ. Trước đây, các công ty tư nhân đã không hào phóng đầu tư cho các nghiên cứu. Các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu quốc gia làm việc một cách biệt lập. Thiếu sự hợp lực và hợp tác giữa hai khu vực đã ngăn cản sự phát triển sáng tạo trong công nghệ. Chỉ khi cần thiết, các công ty tư nhân mới làm việc với các phòng thí nghiệm của các trường đại học theo phương thức tư vấn, ở đó sự hợp tác tập trung chủ yếu vào giải quyết các vẤnđề đã được hoàn toàn xác định, hầu hết dưới dạng khắc phục các sự cố. Hình thức hợp tác này sẽ không bao giờ sản sinh ra được một mối quan hệ có tầm nhìn rộng và dài hạn đối với những sản phẩm nhận được từ nghiên cứu hoặc triển khai công nghệ.
Tuy vậy, Phòng thí nghiệm MEMS CranesSci, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu MEMS đầu tiên của ẤnĐộ được các công ty tư nhân tài trợ, là liên doanh giữa Viện Khoa học ẤnĐộ và Công ty TNHH Quốc tế Cranes Software (CSIL) ở Bangalore, đã được thành lập với mục đích tạo điều kiện phát triển việc thương mại hóa công nghệ nano và công nghệ micro ở ẤnĐộ. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sự phối hợp giữa các tổ chức nghiên cứu công cộng với các ngành tư nhân. CSIL là công ty được xếp hạng tại thị trường chứng khoán Bombay, với vốn thị trường khoảng 20 triệu USD, nó là công ty hàng đầu về các sản phẩm phần mềm, các giải pháp kỹ thuật và khoa học có chất lượng cao. Phòng thí nghiệm này được xây dựng với một triết lý vô song. Nó có tầm nhìn rộng về sản xuất trên nền tảng của sự kinh doanh, trách nhiệm xã hội và giáo dục. Phòng thí nghiệm này không chỉ chuyển đổi công nghệ MEMS từ phòng thí nghiệm ra thị trường, mà còn tập trung vào các vẤnđề khác như quyền lợi của sở hữu trí tuệ, những nhu cầu chiến lược của đất nước và nhân loại nói chung, cung cấp các nghiên cứu khác về quản lý kiến thức hạ tầng trong công nghệ MEMS.
1.4.5. Malaixia
Ở Malaixia, công nghệ nano được xếp sau Nghiên cứu chiến lược (SR) của Chương trình các Lĩnh vực Nghiên cứu được ưu tiên (IPRA) thuộc Kế hoạch 5 năm Lần thứ 8 của Malaixia (2001-2005). Nó được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (MOSTE) tài trợ. Các dự án SR phải được thực hiện trong vòng 60 tháng.
Phần kinh phí khoảng 1 tỷ RM (263 triệu USD) từ ngân sách của Kế hoạch Lần thứ 8 đã được dành cho IPRA. Đầu tư cho SR chiếm khoảng 30% của IPRA và bao gồm 8 lĩnh vực được phân bổ kinh phí như nhau là: công nghệ phần mềm và thiết kế, công nghệ hóa tinh vi chuyên dụng, công nghệ quang học, công nghệ nano và kỹ thuật chính xác. Đầu tư cho công nghệ nano và kỹ thuật chính xác trong 5 năm là khoảng 23 triệu USD (đối với một đất nước có khoảng 20 triệu dân). (Xin lưu ý rằng Đài Loan có số dân khoảng 21,5 triệu và đầu tư cho công nghệ nano trong 6 năm là 620 triệu USD).
Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nano bao gồm: lượng tử nano, các hệ thống sinh học nano, điện tử học nano, các vật liệu có cấu trúc nano và hệ thống đo lường nano. Chiến lược ngắn hạn của Malaixia là:
* Xác định các nhà nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học nano,
* Nâng cấp và trang bị cho các phòng thí nghiệm về khoa học nano bằng các thiết bị và phương tiện hiện đại,
- Chuẩn bị một chương trình phát triển nguồn nhân lực thông minh để đào tạo các nhà khoa học về nano.
- Chiến lược dài hạn của Malaixia là:
* Trau dồi kiến thức trong nghiên cứu khoa học nano cho các nhà nghiên cứu,
- Gây dựng được một đội ngũ các nhà khoa học có danh tiếng.
1.4.6. New Zealand
Gần đây, các hoạt động chính về KH&CN nano ở New Zealand được điều phối thực hiện tại Viện Công nghệ Nano và các vật liệu tiên tiến MacDiarmid, là tổ chức nghiên cứu hàng đầu của New Zealand về các nghiên cứu chất lượng cao và đào tạo nghiên cứu trong khoa học vật liệu và công nghệ nano. Nó được xây dựng trên nguyên tắc hợp tác đa ngành. Nó được quản lý bởi hai Trường đại học: Victoria ở Wellington và trường Đại học Canterbury, cùng với các tổ chức đối tác như Công ty TNHH về Nghiên cứu Công nghiệp (IRL) và Viện các Khoa học về Hạt nhân và Địa chất (IGNS) và các nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Massey và Otago. Viện Nghiên cứu này hoạt động dựa vào hàng loạt các lợi thế có từ trước đây như sự hợp tác nghiên cứu năng động, năng lực kỹ thuật và khoa học đặc biệt, sự lãnh đạo tuyệt vời, mạng lưới quốc tế không gì sánh kịp, sự kết nối giữa công nghiệp và thương mại chặt chẽ, và dầy dạn kinh nghiệm trong đào tạo các sinh viên đạt đẳng cấp quốc tế. Trong số các điều tra viên chính của Viện có 9 người là thành viên của Tổ chức Hoàng gia New Zealand, và 6 người đã được tặng thưởng Huân chương Khoa học có uy tín RSZN. Viện trưởng Viện MacDiarmid là GS. Paul Callaghan FRS, và Viện phó, TS. Richard Blaikie. Hiện nay, Viện đang tập trung vào các vật liệu và công nghệ có sức thu hút sự chú ý của quốc tế, bao gồm thiết bị và vật liệu kỹ thuật nano, các hoạt động quang điện tử trong thiết bị và vật liệu bán dẫn, các chất siêu dẫn, các chất dẻo dẫn điện, các ống nano carbon, các hệ thống mô phỏng và cảm biến, các lớp phủ và vật liệu chuyên dụng, các vật liệu tích trữ năng lượng, các vật liệu quang hóa và thu ánh sáng, các vật liệu dẻo, các vật liệu sinh học và chất lỏng hỗn hợp.
1.4.7. Singapo
Nhà tài trợ chính cho KH&CN Nano ở Singapo là Tổ chức Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR). Sáng kiến Công nghệ nano của A*STAR được bắt đầu thực hiện vào tháng 9/2001. Cách tiếp cận của Singapo là dựa vào các năng lực đã được tích lũy trước đây và thúc đẩy việc đổi mới trong các lĩnh vực cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp Singapo. A*STAR đã triển khai các chương trình nghiên cứu công nghệ nano thông qua các chương trình phát triển năng lực hiện có tại Viện Nghiên cứu vật liệu và kỹ thuật (quang lượng tử, các vật liệu tiên tiến). Tại Viện Vi Điện tử và Viện lưu trữ số liệu (chất bán dẫn, điện tử học); và tại Viện Kỹ thuật Sinh học và Công nghệ nano (công nghệ nano sinh học). Các nỗ lực của họ đang tập trung để giải quyết bằng được môi trường công nghệ trong các ngành công nghiệp chính ở Singapo như công nghiệp điện tử, hóa học và y học sinh học. Bên cạnh đó, Uỷ ban Phát triển Kinh tế Singapo là một cơ quan tài trợ để hỗ trợ những ứng dụng vào công nghiệp của R&D, đặc biệt đầu tư cho những khởi đầu của công nghệ nano và các liên doanh quốc tế.
1.4.8. Đài Loan
Các chương trình về MEMS của Đài Loan được bắt đầu từ năm 1996 và được tài trợ bởi Hội đồng Khoa học Quốc gia (NSC) và Bộ Các VẤnđề Kinh tế (MOEA). Từ năm 1998, NSC đã thành lập 3 trung tâm chính về MEMS (các Trung tâm Nghiên cứu MEMS miền Bắc, Trung và Nam) với mục đích xây dựng các cơ sở tiện ích chung về R&D MEMS và các công nghệ cốt lõi ở Đài Loan. Từ năm 2003, các chương trình về MEMS đã được lồng ghép vào Chương trình KH&CN về công nghệ nano. MEMS của Đài Loan tập trung vào công nghệ thông tin, các quá trình/thiết bị công nghiệp, thông tin liên lạc, điện tử học cho khách hàng, bán dẫn và công nghệ y sinh học.
MEMS của Đài Loan đang được chuyển đổi từ R&D sang sản xuất thương mại. Công việc sản xuất của MEMS ở Đài Loan được bắt đầu từ năm 2000 và gần đây ở Đài Loan đã có 9 xưởng chế tạo MEMS. Tổng vốn đầu tư cho sản xuất MEMS ở Đài Loan là khoảng 0,5 tỷ USD. Liên Hợp Asia Pacific Microsystems (APM) là nhà máy chế tạo MEMS hàng đầu ở Đài Loan, được ra đời 8/2001, với số vốn khoảng hơn 50 triệu USD. Số nhân công của nó hiện nay có khoảng 200 người. Hiện công ty đang tiếp tục theo đuổi công nghệ chế tạo MEMS và tập trung vào các ứng dụng như vòi phun mực, bộ chuyển đổi thông minh, vô tuyến điện và MEMS-sinh học. Nó cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tại chỗ bao gồm hỗ trợ thiết kế, xây dựng quy trình, sản xuất khối lượng lớn, đóng gói, lắp ráp và kiến trúc APM đã tiếp quản xưởng sản xuất phiến silic 5-inch từ Công ty Điện tử Winbon để chuyển sang sản xuất con chip CMOS và biến đổi nó thành một nhà máy sản xuất MEMS tương thích với CMOS 6- inch tại Công viên Công nghiệp khoa học Hsinchu. APM đang phẤnđấu sản xuất 8.000 chiếc/tháng vào năm 2003. Các cổ đông chính của APM là Công ty Công nghiệp Chi Mei, Công ty Điện tử Mobiletron, Công ty Vi điện tử Thế giới, Công nghiệp Wintek (một chi nhánh của công ty Acer) và có khoảng 30% vốn đầu tư kinh doanh. (Thông tin chi tiết về APM có thể được tham khảo tại www.apmsinc.com)
1.4.9. Thái Lan
Tổ chức tài trợ lớn nhất cho KH&CN là Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST). Cơ quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NSTDA) thuộc MOST đang hỗ trợ cho 3 trung tâm quốc gia chính là Trung tâm Quốc gia về Kỹ thuật Gen và Công nghệ Sinh học (BIOTEC), Trung tâm Công nghệ Vật liệu và Kim loại (MTEC) và Trung tâm Công nghệ Máy tính và Kinh tế Quốc gia (NECTEC). Trung tâm Công nghệ Nano (NANOTEC) được Chính phủ Thái Lan phê chuẩn thành lập tháng 8/2003. Mục tiêu của Trung tâm này là:
- Xác định và tập trung vào các lĩnh vực thích hợp trong công nghệ nano,
- Tập hợp và gây dựng một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chất lượng về công nghệ nano,
- Giữ vai trò là cơ quan điều phối giữa viện hàn lâm, ngành công nghiệp, và Chính phủ.
Ngân sách được phê duyệt cho giai đoạn 2004-2008 là 25 triệu USD với khoảng 300 nhân sự. Các lĩnh vực tập trung của R&D là chất dẻo tiên tiến, carbon nano, thủy tinh nano, kim loại nano, các hạt nano, lớp phủ nano, tổng hợp nano, và ứng dụng vào công nghiệp ôtô, thực phẩm, năng lượng, môi trường, y-tế và sức khỏe. Hiện có 14 phòng thí nghiệm của 6 trường đại học và 5 phòng thí nghiệm thuộc hai cơ quan Chính phủ, với hàng trăm nhà nghiên cứu. Những lĩnh vực nghiên cứu hiện nay trong công nghệ nano chủ yếu là các hạt nano, các linh kiện chấm lượng tử, ống nano carbon, lớp phủ nano và MEMS.
II. Phát triển công nghệ nano ở Châu Âu và Mỹ
2.1. Phát triển công nghệ nano ở châu Âu
2.1.1. Chính sách
Từ trước đến nay, châu Âu vẫn là một khu vực quan trọng về chiến lược và là khu vực đi tiên phong trong lĩnh vực KH&CN. Đối với lĩnh vực phát triển nhanh nhất và cần đầu tư lớn là công nghệ nano, châu Âu không ngừng tăng cường chú trọng vào việc trở thành khu vực đứng hàng đầu trên thế giới, ngày 14 tháng 5 năm 2004, Uỷ ban châu Âu (EC) đã thông qua phương pháp truyền thông "Hướng tới chiến lược công nghệ nanô của châu Âu" (COM 224 338) nhằm củng cố hoạt động (R&D) của toàn châu Âu về công nghệ nano và biến công nghệ nano thành các sản phẩm có khả năng thương mại hoá.
EC đã đánh giá cao tầm quan trọng chiến lược của công nghệ nano là do:
- Tiềm năng đổi mới và khả năng ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
- Khả năng tạo dựng các cơ hội kinh tế cho nhiều ngành, khu vực,
- Tiềm năng cho sự phát triển bền vững thực sự,
- Những thách thức lớn đối với cộng đồng khoa học: khoa học, giáo dục, tổ chức (đa ngành).
- EC nhận thấy công nghệ nano như là một công cụ có khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống và đạt được sự phát triển kinh tế bền vững.
- EC đã thông qua một giải pháp chính thống không chỉ tính đến tính đa ngành của Công nghệ Nano, các thách thức trong khoa học, tiềm năng kinh tế, mà còn tính đến các tác động lớn đến môi trường và toàn xã hội.
EC đã tiến hành điều tra các Mạng lưới công nghệ nano tại các quốc gia thành viên và các quốc gia liên đới. Có 110 mạng lưới đang phối hợp hoạt động. Hơn 1/2 trong số đó đang hoạt động ở phạm vi quốc tế. Các mạng lưới này bao gồm khoảng 2.000 nhóm và bao trùm tất cả các lĩnh vực về công nghệ nano. Các chi tiết về kết quả điều tra được có sẵn trên Website về công nghệ nano của EC: www.cordis.lu/nanotechnology.
Theo EC, các vẤnđề khác liên quan đến khoa học nano ở châu Âu là cơ sở hạ tầng, không có chính sách đổi mới hài hòa ở cấp độ tổng thể, các vẤnđề về khả năng lưu động của các nhà nghiên cứu, rủi ro về tạo vốn và quản lý vốn, vẤnđề sáng chế, môi trường quản lý doanh nghiệp yếu kém và khung đổi mới không chặt chẽ. Vì vậy, sáng kiến khoa học nano mới đã được đề ra nhằm củng cố các lĩnh vực yếu kém nêu trên:
- Nhằm tăng cường đầu tư và điều phối R&D để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nano trong công nghiệp,
- Phát triển cơ sở hạ tầng R&D đạt trình độ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan nghiên cứu lẫn ngành công nghiệp,
- Khuyến khích giáo dục đào tạo liên ngành cho các nhà nghiên cứu, nhẤnmạnh vào tư duy quản lý doanh nghiệp,
- Tạo điều kiện tốt hơn cho chuyển giao công nghệ và đổi mới các sản phẩm hữu ích được thương mại hoá,
- Phân tích và tích hợp các nhu cầu hoặc mối quan tâm của xã hội vào quá trình R&D,
- Giải quyết tất cả các yếu tố gây tổn hại, như sức khoẻ của cộng đồng, an toàn, môi trường và rủi ro đối với người tiêu dùng, nhằm thực hiện đánh giá rủi ro của từng công đoạn trong vòng đời sản phẩm của công nghệ nano.
Để đạt được các hoạt động nêu trên cần có sự hợp tác tốt hơn và các sáng kiến ở tầm quốc tế.
Từ tháng 7/2002, EC bắt đầu thực hiện Chương trình Diễn đàn nano với tổng kinh phí cho giai đoạn bốn năm khoảng 2,7 triệu euro. Diễn đàn nano châu Âu này (www.nanoforum.org) là một tổ chức mạng lưới cung cấp nguồn thông tin tổng hợp về tất cả các lĩnh vực của công nghệ nano cho Chính phủ, cộng đồng xã hội, khoa học và doanh nghiệp. Diễn đàn này hỗ trợ cho chiến lược công nghệ nano châu Âu và giúp để hội nhập các nước ứng cử viên vào Liên minh châu Âu (EU). Nó đã tổ chức các cuộc hội thảo về các chủ đề chính, tập trung vào đào tạo. Nó đã xuất bản các báo cáo tập trung vào các vẤnđề xã hội, kỹ thuật và chính sách. Ngoài ra, nó đã xây dựng trang web về cơ sở dữ liệu để duy trì các thông tin về R&D công nghệ nano ở châu Âu và các cơ hội kinh doanh.
EC đã triển khai thực hiện Chương trình Khung lần thứ 6 (FP6, 2002-2006) với tổng kinh phí khoảng 13.345 triệu euro. Trong EU, Đức là nước có mức đầu tư cao nhất cho công nghệ nano, tiếp đó là Anh. Nhận thấy Mỹ và Nhật Bản chú trọng hơn châu Âu, ví dụ như Đạo luật R&D công nghệ nano được Chính phủ Mỹ ký năm 2003, EU đề xuất tăng gấp 3 đầu tư vào công nghệ nano đến năm 2010 nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Ngoài ra, EU sẽ giải quyết vẤnđề chưa có chương trình R&D công nghệ nanô tập trung mà ở Mỹ chương trình này nổi bật nhất. Khác với những chương trình khung trước đây, FP6 nhẤnmạnh đến việc củng cố nền tảng KH&CN của toàn ngành công nghiệp và khuyến khích mang tính cạnh tranh hơn ở tầm quốc tế. FP6 được cấu trúc thành 3 tiêu đề chính sau:
1. Tập trung và hội nhập các nghiên cứu của cộng đồng,
2. Xây dựng lĩnh vực nghiên cứu của châu Âu,
3. Củng cố nền tảng của lĩnh vực nghiên cứu của châu Âu.
Các hoạt động và triển vọng của chính sách nghiên cứu của EU trong việc thực hiện các mục tiêu được nêu ra tại Hội nghị cấp cao Lisbon tháng 3/2000 và tại các hội nghị cấp cao châu Âu tiếp theo (tại Goteborg tháng 7/2001 và Barcelona tháng 3/2002) đã được khẳng định tại Tầm nhìn của Lĩnh vực Nghiên cứu của châu Âu (ERA). Mục tiêu của ERA là xây dựng một chính sách phối hợp nghiên cứu của châu Âu được điều chỉnh và giải quyết thích hợp cho phạm vi của từng quốc gia, khu vực và toàn châu Âu. Nó không hạn chế việc nghiên cứu, vì vậy được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khi xây dựng chính sách, bao gồm cả các nguồn nhân lực và giáo dục, khía cạnh xã hội, đạo đức, các vẤnđề toàn cầu, tầm cỡ quốc tế, v.v… Nó đã làm cho chi phí nghiên cứu tăng lên khoảng 3,0% GDP của toàn châu Âu.
Các hoạt động xây dựng Lĩnh vực Nghiên cứu của Châu Âu bao gồm: nghiên cứu và đổi mới, nguồn nhân lực và tính biến động, hạ tầng cơ sở của nghiên cứu, Khoa học và Xã hội.
Bảy chủ đề ưu tiên (TP) được khẳng định trong FP6 là:
- TP1 các khoa học và cuộc sống, gen và công nghệ sinh học đối với sức khỏe,
- TP2 các công nghệ xã hội hóa thông tin,
- TP3 công nghệ và khoa học nano; các vật liệu đa chức năng thông minh, các quá trình và các thiết bị sản xuất mới,
- TP4 hàng không và Vũ trụ;
- TP5 an toàn và chất lượng thực phẩm,
- TP6 phát triển bền vững, thay đổi toàn cầu và các hệ sinh thái,
- TP7 Người dân và việc quản lý trong một xã hội tri thức.
Trong TP1, TP2, TP3 bao gồm các dự án hoàn chỉnh về KH&CN nano. Tổng kinh phí dành cho KH&CN nano trong FP6 cho giai đoạn 4 năm là 700 triệu euro. Theo đánh giá của EC, tổng chi phí hàng năm cho KH&CN nano của châu Âu là khoảng 700 triệu euro.
TP1 gồm có công nghệ nano liên quan đến gen, protein, định hướng chủ yếu cho sức khỏe (phát triển con chip sinh học, giao diện của tế bào, ví dụ như nơtron, nghiên cứu về não, công cụ chẩn đoán và điều trị bệnh).
TP2 gồm điện tử nano, quang điện tử, lượng tử, công nghệ nano siêu nhỏ.
TP3 gồm các nghiên cứu đa ngành dài hạn, công nghệ sinh học nano, kỹ thuật nano, các vật liệu và thiết bị chuyên dụng và xây dựng, các công cụ và kỹ thuật, sản xuất nano, các ứng dụng cho y tế, công nghiệp, môi trường và các lĩnh vực khác.
Chương trình công nghệ nano về gen bao gồm các vật liệu, các quá trình sản xuất, công cụ, thiết bị và các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
EC tin rằng các yêu cầu mới về khoa học, triển khai và các cơ hội chỉ có thể được điều khiển và khai thác trọn vẹn nếu nó được thực hiện trong bối cảnh toàn cầu thông qua hợp tác quốc tế.
Chính vì vậy, các chương trình của EC về tổng thể là hoàn toàn mở cho sự tham gia của quốc tế. Có ba khả năng chính sau đây cho sự hợp tác quốc tế:
- Hỗ trợ trực tiếp cho các quốc gia mục tiêu trong những lĩnh vực có liên quan như, y tế, nông nghiệp hoặc nước,
- Các thỏa thuận song phương với hàng loạt quốc gia về KH&CN,
- Các kế hoạch cụ thể và các hoạt động liên kết, hầu hết được thể hiện bằng các văn bản ghi nhớ.
- Hợp tác của EC và Quỹ NSF của Mỹ về khoa học vật liệu và công nghệ nano được bắt đầu từ 12/1999 và tập trung vào:
- Các cơ hội có thể so sánh được để tham gia vào các chương trình khác,
- Trao đổi rộng rãi thông tin,
- Tăng cường hợp tác,
- Phối hợp tìm kiếm tài trợ cho các đề xuất dự án,
- Liên kết tổ chức các hội nghị, hội thảo…,
- Hỗ trợ công tác đào tạo.
Cho đến nay đã có ba hợp tác tìm kiếm đầu tư đã được thực hiện với 12 dự án được tài trợ và được phối hợp giám sát ngay từ khi chuẩn bị và 5 hội thảo đã được phối hợp cùng tổ chức theo hợp tác giữa EC và NSF.
Một trong những hướng chính trong khoa học và công nghệ nano là phải nhận dạng được các rào cản hiện tại (hoặc tương lai) và những cố gắng hỗ trợ thực hiện các giải pháp vượt qua các rào cản đó bằng cách tính đến tất cả các khía cạnh có liên quan và tương lai toàn cầu.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng
- a. Mạng lưới
EC đang đầu tư cho một số lượng lớn mạng lưới đổi mới KH&CN cho các quốc gia thành viên của EU và các quốc gia liên đới. Các Đầu mối Liên lạc Quốc gia (NCP) đang hỗ trợ các cuộc hội nghị thông qua các đề xuất dự án để EU kêu gọi tài trợ. Mỗi chủ đề ưu tiên lại có một NCP riêng, trong đó bao gồm cả chủ đề ưu tiên về công nghệ nano. EC còn đầu tư cho việc đổi mới Mạng lưới Trung tâm Tiếp âm (IRC). Các Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho việc chuyển giao công nghệ quốc tế trong khối EU và trong các quốc gia liên đới. Các hỗ trợ khác của EU cho mạng lưới bao gồm Dự án Gate2Growth với mục đích phù hợp hóa các nhà doanh nghiệp cách tân với các nhà tư bản kinh doanh, Minanet, một cơ sở dữ liệu trực tuyến của European Microsystems, và các dự án nghiên cứu công nghệ nano. Như đã đề cập ở trên, EC đang tài trợ cho diễn đàn nano một mạng lưới chủ đề được sử dụng như một cổng ra vào của Công nghệ nano ở châu Âu. Mạng lưới này gồm các dịch vụ cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu, các nhà công nghiệp, các nhà lập chính sách, sinh viên, và công chúng.
2.2. Phát triển công nghệ nano ở Mỹ
2.2.1. Chính sách phát triển công nghệ nano
Tháng 12 năm 2003, Tổng thống Bush đã ký Đạo luật R&D công nghệ nano Thế kỷ XXI, đã được Hạ viện và Thượng viện ủng hộ với đại đa số. Đạo luật này được cụ thể hoá trong các hoạt động và chương trình luật được “Sáng kiến về Công nghệ Nano Quốc gia” hỗ trợ, là một trong các ưu tiên R&D của nhiều cơ quan cao nhất của Tổng thống. Đạo luật yêu cầu 3,7 tỷ USD đầu tư cho R&D công nghệ nano trong tài khoá 2005-2008.
Sáng kiến về Công nghệ Nano Quốc gia của Mỹ (NNI) là “Nỗ lực của các cơ quan nhằm tối đa hóa sự hoàn vốn đầu tư cho R&D công nghệ nano của chính quyền các liên bang, thông qua việc phối hợp các hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng của từng tổ chức”. NNI không chỉ cung cấp tài chính cho nghiên cứu, các tiện ích và giáo dục, mà còn “giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy phát triển các mạng lưới đa ngành và các quan hệ đối tác và trong truyền thông tới các tổ chức tham gia và công chúng, thông qua các hội thảo và các cuộc họp, cũng như Internet (www.nano.gov). Cuối cùng, nó khuyến khích kinh doanh, đặc biệt kinh doanh nhỏ nhằm thực hiện các cơ hội do công nghệ nano tạo ra.
Đầu tư của NNI (Mỹ) đã đạt đến con số 1 tỷ USD năm 2004 và có khả năng sẽ tăng lên 2% năm 2005, gấp 2 lần so với đầu tư của năm 2001 (464 USD), là thời điểm của NNI bắt đầu được thực hiện. Có 15 tổ chức tham gia vào thực hiện các hoạt động của NNI. Riêng kinh phí cho năm 2005 của NSSF, DOD, DOE và NIH có khả năng sẽ tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Điều này cho thấy rằng trong chiến lược đầu tư của NNI, hỗ trợ cho các nghiên cứu cơ bản, năng lượng, y tế và quốc phòng sẽ được tăng cường hơn. Tháng 12/2004, Kế hoạch Nghiên cứu và Triển khai công nghệ nano của Thế kỷ 21 đã được Chính phủ Mỹ thông qua. NNI của 2005 sẽ tiếp tục tập trung vào các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thông qua hàng loạt chương trình được điều hành bởi các điều tra viên có uy tín, các trung tâm liên ngành xuất sắc và phát triển cơ sở hạ tầng. Các hoạt động đánh giá sự chấp nhận của xã hội về công nghệ nano bao gồm các vẤnđề liên quan đến đạo đức, luật pháp, sức khỏe, môi trường và giáo dục vẫn được duy trì. Khoảng 65% kinh phí hiện nay của NNI được dùng để hỗ trợ các nghiên cứu lý thuyết, ngoại trừ một phần đáng kể được dành cho việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp tư nhân để làm đòn bẩy cho đầu tư công cộng. NII đã hỗ trợ cho hơn 100 trung tâm KH&CN nano và các mạng lưới tài năng cho các cá nhân và cơ quan. Mục đích của các trung tâm này là cung cấp diễn đàn và hỗ trợ các nghiên cứu đa ngành cho các nhà nghiên cứu thuộc các ngành và các khu vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm: viện hàn lâm, công nghiệp và các phòng thí nghiệm quốc gia. Theo kế hoạch, các trung tâm này sẽ được mở rộng phạm vi về các chủ đề và phân bố địa lý. Các Trung tâm tài năng (COE) chính của NNI và các cơ sở hạ tầng khác được tóm tắt dưới đây.
Nguồn http://hoahocngaynay.com
Đăng nhận xét