Công nghệ nano và khả năng tự làm sạch của sơn
Với loại sơn này, các cửa kính hầu như không thấy bám bẩn, tường không có nấm mốc và tại các bệnh viện nơi mà vấn đề vô khuẩn đang được đặt lên hàng đầu, loại sơn này sẽ là thứ vũ khí chống vi khuẩn hiệu quả. Đây là kết quả nghiên cứu của TS Trần Thị Đức và các cộng sự dựa trên những ứng dụng của công nghệ nano
Theo nhóm nghiên cứu, về bản chất, loại sơn này được cấu tạo từ các hạt TiO2 ở cỡ nanomét (phần tỷ mét) với một chất keo nước. Thông thường TiO2 là chất bột màu trắng, có kích cỡ một micromét (phần triệu mét), rất bền, không độc và rẻ tiền. Ở kích cỡ này, nó có khả năng phân hủy hầu hết các chất hữu cơ, khí thải độc hại, vi khuẩn, rêu mốc bám trên bề mặt để biến chúng thành những chất vô hại như CO2 và nước. Đây là giải pháp lý tưởng cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Và các nhà khoa học Nhật Bản là những người đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ nano. Họ chế tạo thành công sơn tự làm sạch có thành phần chính là hạt TiO2 ở cỡ nano, rất hữu dụng trong sơn kính, sơn tường, chống khuẩn và nấm mốc trong các bệnh viện. Nhận thấy đặc tính cực kỳ ưu việt của sản phẩm này, các chuyên gia của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học đã tự mày mò và sau cùng điều chế thành sơn quang xúc tác TiO2 bằng phương pháp đơn giản, giá dễ chấp nhận. Đến nay đã có hai sản phẩm sơn tự làm sạch mang thương hiệu PSA - 01 và PSA - 03. Tiến sĩ Đức cho biết, loại sơn này có thể phủ lên bất kỳ vật liệu nào như kính, gạch men, gỗ, giấy vì nó có thể tạo thành màng mỏng cỡ 10 micromét, trong suốt hoặc trắng đục. Hơn nữa, nếu nung màng ở nhiệt độ cao khoảng 3 đến 5 giờ thì nó có độ cứng tương đương than chì vì thế sơn có độ bền bán vĩnh cửu - tức là có thể bị cào xước như sơn thông thường. Nó bám dính tốt ở nhiệt độ thường và chịu được mọi điều kiện thời tiết mưa, nắng. Thử nghiệm tính năng diệt khuẩn và chống rêu mốc - tính năng nổi bật của loại sơn này cho thấy những kết quả rất khả quan.
Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học đã thử nghiệm và thấy rằng trong điều kiện ánh sáng thường, trên tấm kính không phủ màng sơn TiO2 vi khuẩn E. Coli và Bacillus subtilic vẫn sống hầu như nguyên vẹn. Nhưng trên kính có phủ màng TiO2 lượng vi khuẩn giảm nhanh và bị diệt hoàn toàn chỉ sau vài giờ. Thử nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) cũng cho hiệu quả tương tự. Tổng số vi khuẩn phát hiện trên mẫu gạch phủ TiO2 giảm rõ rệt sau 10 ngày so với mẫu gạch thường, và hầu như biến mất sau 2,5 tháng. Trong một thí nghiệm khác về khả năng chống rêu mốc, một nửa lớp kính được phủ màng TiO2 và một nửa để nguyên. Sau hai tháng đặt kính trong điều kiện ẩm ướt và có ánh sáng, rêu mọc nhiều trên nửa tấm kính không phủ TiO2 nửa còn lại vẫn sạch nguyên. Những kết quả này đã mở ra triển vọng ứng dụng sơn quang xúc tác TiO2 để làm sạch không khí, diệt khuẩn phòng ở và chống rêu mốc trên tường, đặc biệt hữu ích trong các bệnh viện. Về tính an toàn của sản phẩm, các nhà nghiên cứu cho biết các ôxy hoạt tính được tạo ra trên bề mặt chất quang xúc tác, không tách ra khỏi bề mặt hoặc phát tán vào không khí, vì vậy không có sự nguy hiểm cho con người. Bên cạnh đó, sơn quang TiO2 còn giúp bề mặt vật liệu tự rửa sạch bằng nước mưa và chống mờ do hạt nước. Trên gạch men hoặc kính thường, nước thường đọng thành giọt, gây mờ kính, khi khô thì để lại vết bẩn. Nhưng với bề mặt phủ TiO2 giọt nước rơi xuống bị loang phẳng, đẩy bụi bẩn khỏi bề mặt, và làm cho kính trở nên trong suốt chứ không mờ. Cũng có thể ứng dụng TiO2 để tạo màng lọc quang xúc tác, dùng trong máy làm sạch không khí, máy điều hòa...
Được biết, nhóm nghiên cứu đã nhận được khá nhiều lời đề nghị chuyển giao công nghệ nhưng nhóm muốn đưa công nghệ vào sản xuất trên quy mô lớn. Trong tương lai không xa loại sơn này sẽ có mặt trên thị trường.
Nguồn từ http://oct.vn/
Theo nhóm nghiên cứu, về bản chất, loại sơn này được cấu tạo từ các hạt TiO2 ở cỡ nanomét (phần tỷ mét) với một chất keo nước. Thông thường TiO2 là chất bột màu trắng, có kích cỡ một micromét (phần triệu mét), rất bền, không độc và rẻ tiền. Ở kích cỡ này, nó có khả năng phân hủy hầu hết các chất hữu cơ, khí thải độc hại, vi khuẩn, rêu mốc bám trên bề mặt để biến chúng thành những chất vô hại như CO2 và nước. Đây là giải pháp lý tưởng cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Và các nhà khoa học Nhật Bản là những người đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ nano. Họ chế tạo thành công sơn tự làm sạch có thành phần chính là hạt TiO2 ở cỡ nano, rất hữu dụng trong sơn kính, sơn tường, chống khuẩn và nấm mốc trong các bệnh viện. Nhận thấy đặc tính cực kỳ ưu việt của sản phẩm này, các chuyên gia của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học đã tự mày mò và sau cùng điều chế thành sơn quang xúc tác TiO2 bằng phương pháp đơn giản, giá dễ chấp nhận. Đến nay đã có hai sản phẩm sơn tự làm sạch mang thương hiệu PSA - 01 và PSA - 03. Tiến sĩ Đức cho biết, loại sơn này có thể phủ lên bất kỳ vật liệu nào như kính, gạch men, gỗ, giấy vì nó có thể tạo thành màng mỏng cỡ 10 micromét, trong suốt hoặc trắng đục. Hơn nữa, nếu nung màng ở nhiệt độ cao khoảng 3 đến 5 giờ thì nó có độ cứng tương đương than chì vì thế sơn có độ bền bán vĩnh cửu - tức là có thể bị cào xước như sơn thông thường. Nó bám dính tốt ở nhiệt độ thường và chịu được mọi điều kiện thời tiết mưa, nắng. Thử nghiệm tính năng diệt khuẩn và chống rêu mốc - tính năng nổi bật của loại sơn này cho thấy những kết quả rất khả quan.
Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học đã thử nghiệm và thấy rằng trong điều kiện ánh sáng thường, trên tấm kính không phủ màng sơn TiO2 vi khuẩn E. Coli và Bacillus subtilic vẫn sống hầu như nguyên vẹn. Nhưng trên kính có phủ màng TiO2 lượng vi khuẩn giảm nhanh và bị diệt hoàn toàn chỉ sau vài giờ. Thử nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) cũng cho hiệu quả tương tự. Tổng số vi khuẩn phát hiện trên mẫu gạch phủ TiO2 giảm rõ rệt sau 10 ngày so với mẫu gạch thường, và hầu như biến mất sau 2,5 tháng. Trong một thí nghiệm khác về khả năng chống rêu mốc, một nửa lớp kính được phủ màng TiO2 và một nửa để nguyên. Sau hai tháng đặt kính trong điều kiện ẩm ướt và có ánh sáng, rêu mọc nhiều trên nửa tấm kính không phủ TiO2 nửa còn lại vẫn sạch nguyên. Những kết quả này đã mở ra triển vọng ứng dụng sơn quang xúc tác TiO2 để làm sạch không khí, diệt khuẩn phòng ở và chống rêu mốc trên tường, đặc biệt hữu ích trong các bệnh viện. Về tính an toàn của sản phẩm, các nhà nghiên cứu cho biết các ôxy hoạt tính được tạo ra trên bề mặt chất quang xúc tác, không tách ra khỏi bề mặt hoặc phát tán vào không khí, vì vậy không có sự nguy hiểm cho con người. Bên cạnh đó, sơn quang TiO2 còn giúp bề mặt vật liệu tự rửa sạch bằng nước mưa và chống mờ do hạt nước. Trên gạch men hoặc kính thường, nước thường đọng thành giọt, gây mờ kính, khi khô thì để lại vết bẩn. Nhưng với bề mặt phủ TiO2 giọt nước rơi xuống bị loang phẳng, đẩy bụi bẩn khỏi bề mặt, và làm cho kính trở nên trong suốt chứ không mờ. Cũng có thể ứng dụng TiO2 để tạo màng lọc quang xúc tác, dùng trong máy làm sạch không khí, máy điều hòa...
Được biết, nhóm nghiên cứu đã nhận được khá nhiều lời đề nghị chuyển giao công nghệ nhưng nhóm muốn đưa công nghệ vào sản xuất trên quy mô lớn. Trong tương lai không xa loại sơn này sẽ có mặt trên thị trường.
Nguồn từ http://oct.vn/
Đăng nhận xét