Ông Sergey A. Boyarkin (bìa phải) Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rostatom
Đó là lời của các chuyên gia Nga khẳng định, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sử dụng công nghệ lò thế hệ thứ 3, có mức độ an toàn cao hơn hẳn nhà máy Fukushima (Nhật), nơi vừa gánh chịu sự cố nặng nề sau động đất.
Chính Phủ Việt Nam đã quyết định chọn Nga làm đối tác chính trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Lý do, nước này đang sở hữu công nghệ nguồn (không phải qua nước thứ ba). Cùng đó, công nghệ của Nga còn đảm bảo những tiêu chí như: công nghệ an toàn, được kiểm chứng…
Vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Công nghệ được áp dụng tại nhà nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là công nghệ nước áp lực (VVER). Đây là thiết kế của các nhà máy điện thế hệ 3, mới nhất với mức độ an toàn hơn rất nhiều so với thiết kế thế hệ 2. Một trong những ưu thế, đặc điểm quan trọng nhất của thế hệ 3 là khu vực đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m.
Nói cách khác các rào cản chất phóng xạ được sắp xếp kế tiếp, giống như con búp bê ở nước Nga. Có con búp bê to ở ngoài và con búp bê nhỏ ở bên trong, tất cả các chất phóng xạ phát sinh đều nằm trong con búp bê nhỏ nhất ở phía trong, các phóng xạ này là thanh nhiên liệu, thậm chí là các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong khu vực đó. Nếu trường hợp con búp bê nhỏ bị phá vỡ thì con búp bê lớn sẽ đảm đương chức năng bảo vệ.
Ngoài ra, theo thiết kế của chúng tôi, các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn chủ động và thụ động. Các hệ thống an toàn thụ động hoạt động không cần sự hỗ trợ của điện áp từ bên ngoài, cũng không cần có điện các hệ thống vẫn hoạt động. Còn các hệ thống an toàn thụ động hoạt động theo nguyên lý tự nhiên như nguyên lý trọng lực, nguyên lý trao đổi nhiệt tự nhiên.
Bên cạnh đó, các hệ thống an toàn thụ động vận hành tự động, người vận hành không thể can thiệp vào hoạt động, không thể tắt hay mở các hệ thống đó. Khi nhiệt độ trong lò phản ứng đó đạt đến mức độ nhất định thì các hệ thống đó khởi động.
Trường hợp Fukushima dùng thiết kế thuộc thế hệ 2, tức là là sử dụng nguyên lý an toàn chủ động, tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp. Chính vì vậy, khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt động lò phản ứng, gây ra cháy nổ… Còn theo thiết kế của mới của chúng tôi, bể chứa thanh nhiên liệu này nằm trong lớp bảo vệ, phóng xạ không thể lọt ra ngoài.
Với sự lắp ráp và hoạt động của hệ thống cô lập nóng chảy này, thì dù sự cố xảy ra ở mức độ nào với biến đổi như thế nào thì chất nóng chảy không vượt qua khỏi lò phản ứng phóng xạ. Chúng tôi đã sử dụng bẫy nóng chảy này tại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc và được
Được biết, nhằm chuẩn bị cho việc tiến hành xây dựng nhà máy điện Ninh Thuận vào năm 2014. Nga đã tiến hành công việc đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân Việt Nam?
Chúng tôi bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo thuộc Rosatom. Dần dần trong tiến độ xây dựng số lượng sinh viên Việt Nam được đào tạo sẽ tăng lên.
Chúng tôi đang xây dựng 3 trung tâm đào tạo cho sinh viên. Bên cạnh đó, tại tất cả nhà máy điện hạt nhân do chúng tôi xây dựng, đều có mô hình trung tâm huấn luyện nhân viên vận hành với kích cỡ thực. Tại mô hình này có phòng chỉ huy vận hành nhà máy, bàn điều khiển, hay nút điều khiển đều như trong điều kiện thật. Trung tâm đào tạo huấn luyện này sẽ được xây dựng xong và hoạt động trước khi vận hành điện hạt nhân 2 năm.
Ông Sergey A. Boyarkin (bìa phải) Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rostatom (ảnh: TT).
Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành vào năm 2020. Tiến độ này có được đảm bảo chính xác về thời gian?
Việc nhà máy có được vận hành đúng theo tính toán hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo tính toán về mặt khoa học của chúng tôi nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, sẽ đảm bảo vận hành đúng theo kế hoạch.
Cụ thể, trong 2 năm tới, chúng tôi sẽ thực hiện xong khảo cứu đánh giá kĩ càng địa điểm xây dựng, sau đó, chúng tôi sẽ kết hợp thiết kế với vị trí xây dựng cụ thể, rồi tiến hành công tác phân tích an toàn với nhà máy, tiến hành nhiều tính toán và thử nghiệm an toàn theo điều kiện cụ thể.
Tại Ninh Thuận theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân sẽ tiến hành khởi công năm 2014. Trong thời gian xây dựng, 40% công việc giám sát từ bên ngoài, tức là mỗi mối hàn tại nhà máy sẽ do cơ quan pháp quy là Cục an toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam kiểm duyệt, cùng với sự giám sát chặt chẽ của bản thân chúng tôi.
Với những cân nhắc kĩ trong công việc và lượng thời gian tiến hành, tôi tin tưởng rằng độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được đảm bảo, năm 2020 đưa vào hoạt động là thực tế.
Theo nhận định của ông, địa điểm đặt máy điện hạt nhân Ninh Thuận có cần lưu ý kỹ hơn về vấn đề động đất và sóng thần?
Chúng tôi cho rằng, địa điểm Việt Nam chọn đạt yêu cầu. Nhưng khi xây dựng cần xác định địa điểm bố trí lò phản ứng phải có nền tảng vững chắc, nơi bố trí xa điểm đứt gẫy địa chất và bảo vệ tránh tác động của sóng thần. Theo kinh nghiệm khảo cứu địa điểm, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể vị trí dịch chuyển 1-2 km.
Đó là quyết định của Đức.Phần lớn nhà máy điện hạt nhân của Đức đều thiết kế theo thế hệ thứ 2. Bên cạnh Đức thì các nhà máy tại Pháp vẫn hoạt động mà còn hoạt động thêm các nhà máy mới. Phần Lan cũng đang xây dựng thêm nhiều các nhà máy điện hạt nhân. Do đó, quan điểm mỗi nước là không giống nhau trong phát triển năng lượng hạt nhân.
Theo dantri
Đăng nhận xét