Tại sao trận Oateclo trở thành điều tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con người?


Tại sao trận Oateclo trở thành điều tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con người?

Ngày 20 tháng sáu năm 1815 tại ngoại ô Thành phố Oateclo cách thủ đo Brucxen nước Bỉ 23 km về phía nam, liên quân chống Pháp đã phát động một cuộc tiến công mãnh liệt vào quân đội Pháp do Napoleon chỉ huy.

Thật là một trận chiến long trời lở đất, trước sự tấn công ồ ạt của liên quân, quân đội Pháp đã tan vỡ không còn một mảnh giáp, thống soái Napoleon chỉ còn cách giẫm chân thở dài rồi bỏ quân đội mà chạy thục mạng.

Napoleon xuất thân từ một gia đình quý tộc đã sa sút trên đảo Coóc. Năm 1793, ông 24 tuổi, bắt đầu xuất đầu lộ diện. Trong hơn mười năm trời, ông đánh Đông dẹp Bắc, không trận nào là không chiến thắng, không những chỉ xưng hùng trên đại lục châu Âu mà còn chinh phục được Ai Cập cùng nhiều vùng đất ở Địa Trung Hải, làm cho vô số vương công phải cúi đầu xưng thần, và nhiều quốc gia nhỏ biến thành phiên thuộc của nước Pháp.

Dù cho các nước mạnh ở châu Âu không can tâm chịu thất bại, liên tục tổ chức nhiều nhóm đồng minh chống Pháp, nhưng trước một tay thiện chiến như Napoleon, họ hầu như không tìm ra được một đòn nào đáng kể.
Năm 1804, Napoleon xưng làm hoàng đế, đội vương miện do chính tay giáo hoàng đặt lên đầu. Có thể nói rằng mọi thứ vinh quang trong cuộc đời một con người Napoleon đều đã được tận hưởng. Người ta từng gọi Napoleon là đứa con yêu của Thượng đế, vị Thần Chiến tranh.

Nhưng từ năm 1808 về sau, cuộc đời Napoleon bắt đầu xuống dốc. Trên chiến trường ông bị thất bại nhiều lần. Dù cho năm 1814, liên quân chống Pháp đã xông vào Paris, bắt Napoleon phải thoái vị, nhưng ông vẫn còn sáng tạo được một kỳ tích của kẻ thất bại. Ông bỏ chạy khỏi nơi đi đày là đảo Enbơ và lại đội vương miện.

Song xu thế thất bại đã không có cách nào xoay chuyển được nữa rồi, cuối cùng ông đã đặt cược tất cả vào trận Oateclo. Đối với Napoleon mà nói thì chiến dịch này có tính chất quyết định. Sau đó ông ta không còn có cơ hội chỉnh đồn binh mã để có thể lại tiếp tục làm mưa làm gió, vì thế chiến dịch Oateclo thường được dùng để tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con người.









Napolêông và trận Oateclô





Napoleong và một vị tướng huyền thoại, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất mọi thời đại.

Cùng với Alecxan Đại Đế và Vua Quang Trung,ông là một trong ba vị tướng tôi hâm mộ nhất.
Hơn 200 năm đã trôi qua, dư vị của trận đánh ở Waterloo vẫn còn đó. Nhưng bi hùng của ánh mặt trời chói lọi ấy vẫn không tắt.
Sự thất bại của chính Napoleong hay là sự thất bại của cả Châu Âu?

Bài viết dưới đây tôi lấy từ từ điển vikipedia.


Một đêm tối trời cuối tháng 2 năm 1815, khi mưa phùn dày đặc đã trùm lên mặt biển, một đoàn thuyền lặng lẽ rời khỏi đảo Elbe nằm giữa Địa Trung Hải tiến về bờ biển nước Pháp. Đoàn thuyền có khoảng hơn 1000 người vừa là thủy thủ vừa là chiến binh, họ đang thực hiện một sứ mệnh lớn lao. Đó là đưa một con người từng được tôn sùng là Hoàng đế Bách chiến bách thắng bị lưu đày gần một năm trở về nước Pháp để thực hiện giấc mơ thu phục lại ngai vàng. Người đó chính là Napoléon Đệ nhất. Napoléon ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ được ngụy trang kín đáo theo kiểu thuyền nước Anh. Với vẻ mặt trầm lặng, ông hồi tưởng lại hơn 20 năm chinh chiến khắp Châu Âu với những chiến công lừng lẫy từng làm cho các vương triều ở lục địa này phải khiếp sợ. Ông nhớ như in những năm tháng đó, trước mỗi lần ra trận, ông thường nhắc đến câu "Ngày mai ta thắng trận Marangô, ngày mai ta thắng trận Austerlitz". Đó là những chiến công đã đưa Napoléon lên đến đỉnh vinh quang để trở thành con người của huyền thoại. Nhưng năm 1812, sau khi tiến quân vào nước Nga, ông đã bị sa lầy và cuối cùng quân đội ông bị các nước đồng minh châu Âu đánh bại vào năm 1814. Napoléon buộc phải thoái vị và bị đày vào đảo Elbe theo quyết định của các nước đồng minh tại Viên. Trở về Pháp lần này, ông tâm niệm một điều là "phải phục thù, phải rửa hận", chỉ có như thế ông mới được thanh thản ngắm nhìn thành Paris tráng lệ.

Sau một tuần lênh đênh trên mặt biển, vừa phải chống chọi với sóng to gió lớn, vừa phải lẩn tránh những tàu tuần tiễu của Anh, đầu tháng 3, đoàn thuyền của Napoléon đã cập bến ở một khu vực gần thị trấn Canơ thuộc bờ biển miền Nam nước Pháp. Mặc dù cuộc đổ bộ an toàn và thuận lợi, xong với bản tính thận trọng, Napoléon quyết định tiến về Paris theo con đường dọc dãy núi Alpes lên phía bắc nhằm tránh đụng độ với các đồn binh của quân đội vua Louis XVIII.

Khi nhận được tin Napoléon đang trên đường tiến về Paris, cả hoàng cung vương triều Bourbon đều hoảng loạn. Vua Louis XVIII tức tốc cử thống chế Nây đem một đội quân đi bắt Napoléon. Nhưng khi đội quân nhà vua vừa gặp đoàn quân của Napoléon thì thống chế Nây xuống ngựa, mở rộng vòng tay chào đón Napoléon và cả đội quân của ông đều nhất loạt hô vang: "Hoàng đế muôn năm! Hoàng đế muôn năm!". Thế là quân đội nhà vua nhập vào quân đội của Napoléon quay trở về Paris. Vua Louis XVIII cùng hoàng gia bỏ chạy lên biên giới nước Bỉ. Ngày 20/3, cả Paris hân hoan trong niềm vui gặp vị hoàng đế "Bách chiến, bách thắng" của họ. Công việc đầu tiên của Napoléon ở Paris là tuyên bố ước vọng hòa bình trên toàn thể Châu Âu. Nhưng cả châu Âu đều không tin vào lời tuyên bố đó. Liên minh châu Âu gồm Anh, Phổ, Nga, Áo, Bỉ, Hà Lan,… lại tuyên bố đặt Napoléon ra ngoài vòng pháp luật, đồng thời tổ chức một đội quân lớn nhằm chống lại ông. Không còn sự lựa chọn nào khác, Napoléon liền xúc tiến việc xây dựng cấp tốc quân đội của mình, sẵn sàng đương đầu với quân đồng minh. Cho đến tháng 6 năm 1815, ngoài các đơn vị bảo vệ biên giới, Napoléon đã xây dựng được một lực lượng xung kích với hơn 125.000 quân.

Trong khi đó, các nước đồng minh đã tập trung được 2 binh đoàn tại Bỉ. Một binh đoàn Phổ gồm 116.000 quân dưới quyền chỉ huy của thống chế Blucher bố trí tại vùng Charleroi và Liegiơ. Một binh đoàn hỗn hợp Anh, Bỉ, Hà Lan gồm 93.000 quân dưới quyền chỉ huy của quận công Wellington bố trí tại Tây Nam Brussel. Cả hai binh đoàn này đang chờ đợi các binh đoàn Nga - Áo tới hội nhập để tiến vào nước Pháp tiêu diệt Napoléon.

Tình thế của Napoléon lúc đó hết sức nguy ngập. Song, bằng sự quyết đoán của mình, Napoléon quyết định tiến công quân đồng minh ngay lập tức. Ông tính rằng nếu để quân đồng minh hội nhập đủ với quân số ước tính khoảng 600.000 người (bao gồm cả quân Nga - Áo) thì so sánh lực lượng sẽ bất lợi về phía quân Pháp, mặc dù lực lượng của ông cũng được bổ sung ít nhiều và như vậy có thể quân Pháp sẽ thất bại. Chỉ có tiến công chớp nhoáng, chia cắt 2 binh đoàn Anh, Phổ và lần lượt tiêu diệt chúng trước khi quân Nga - Áo tới thì họa may mới đem lại chiến thắng cho ông.
Ngày 15-6 năm 1815, quân Pháp dưới sự chỉ huy của Napoléon bắt đầu vượt sông Xom và bí mật tập trung ở phía Nam Charleroi.
Tại khu vực quân đồng minh bố trí có hai điểm nút giao thông là Quatre Bras và Xombreffe cách nhau chừng 8 dặm. Đây là hai khu vực có ý nghĩa hết sức trọng yếu được nối với nhau bằng một con đường chạy theo hướng đông tây mà quân đồng minh phải được tập trung để phòng thủ ngăn chặn quân Pháp tiến thẳng vào Brussel. Nếu nhanh chóng tập trung lực lượng vào hai điểm nút giao thông này, trong quá trình tác chiến binh đoàn của Blucher và binh đoàn của Wellington mới hỗ trợ cho nhau được, không để cho quân Pháp chia cắt. Thế nhưng vì lo sợ quân Pháp tiến công cắt đứt các đường tiếp tế nên việc tập trung lực lượng của quân đồng minh ở hai khu vực này trở nên quá chậm và vì thể việc xây dựng trận địa phòng ngự cũng quá sơ sài.

Trước khi trận Waterloo xảy ra, ngày 16 tháng 6 quân Pháp bắt đầu tiến công Quatre Bras và Ligny gần Xombreffe. Tại Quatre Bras, thống chế Nây cho quân mở cuộc công kích mãnh liệt vào các vị trí quân Anh nhưng ông đã gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ. Suốt cả ngày hôm đó mặc dù bị tổn thất tới 4500 người nhưng quân Anh vẫn giữ vững trận địa và sau đấy để bảo toàn lực lượng Wellington rút dần lực lượng về Waterloo. Ở Ligny tình hình lại khác. Đây là hướng tiến công do thống chế Grouchy đảm nhiệm và Napoléon trực tiếp theo dõi. 4 quân đoàn Phổ dưới sự chỉ huy của Blucher chiến đấu một cách yếu dần và cuối cùng bị quân Pháp đẩy ra khỏi các trận địa phòng ngự. Tại đây, quân Phổ vừa bị thương vong, vừa bị bắt làm tù binh tới 20.000 người. Thống chế Blucher bị thương nặng nhưng ông vẫn không rời khỏi vị trí chỉ huy. Là người từng trải, mặc dù đã 72 tuổi nhưng Blucher vẫn hết sức sáng suốt trong mọi tình thế. Ông nhận thấy việc hợp nhất các lực lượng của ông với các lực lượng của Wellington là cần thiết, chỉ có như vậy quân Đồng minh mới có đủ sức tiêu diệt quân Pháp. Do vậy, sau khi để lại một quân đoàn ngăn chặn quân Pháp truy kích, ông nhanh chóng lệnh cho 3 quân đoàn khác rút về Wavre, cách Waterloo chừng 10 dặm, nơi có thể ứng cứu nhanh chóng cho Wellington. Quyết định của Blucher đã góp phần đưa đến trận chiến tại Waterloo mà nơi đó quân đồng minh sẽ quyết định số phận của quân Pháp.

Tại Waterloo, sau khi cho quân rút khỏi Quatre Bras, Wellington đã nhanh chóng xây dựng các trung tâm đề kháng nhằm ngăn chặn quân Pháp. Đây là một thung lũng kéo dài chừng 2.5 dặm, rộng 0.5 dặm nằm giữa hai dãy đồi thấp mà ở đó có con đường chạy thẳng tới Brussel. Wellington cho quân bố trí tại các sườn đồi phía Bắc. Trước tuyến phòng thủ của quân đồng minh có hai nông trại là Hougoumont và La Haye Alliance được Wellington tập trung xây dựng thành hai trung tâm đề kháng mạnh. Toàn bộ lực lượng quân đồng minh ở đây có khoảng 57.600 quân và 56 khẩu pháo. Ngoài ra, Wellington còn tách ra khoảng 17.000 quân bố trí tại Hal cách Waterloo 10 dặm về phía Tây nhằm ngăn chặn quân Pháp tiến về hướng đó cắt đứt các đường tiếp tế của ông.

Về phía quân Pháp, sau khi tách 33.000 quân do Grouchy chỉ huy tiếp tục truy kích quân Phổ, Napoleon đã tập trung tại Waterloo được khoảng 74.000 quân và 246 khẩu pháo triển khai trên các sườn đồi phía Nam để sẵn sàng tiến công vào các vị trí quân đồng minh. Như vậy, tại Waterloo lực lượng quân đồng minh và quân Pháp gần như ngang nhau. Song quân Pháp có ưu thế về kị binh và pháo binh. Mặc dù vậy, quân đồng minh lại có lợi thế về địa hình do chiếm được các điểm cao.
Trưa ngày 18 tháng 6, khi bầu trời sáng dần và mặt đất đã se lại sau cơn mưa, Napoléon liền hạ lệnh cho quân Pháp bắt đầu tiến công. Đầu tiên, Napoléon mở cuộc công kích nghi binh vào Hougoumont nhằm thu hút sự chú ý của Wellington nhưng bị quân đồng minh kháng cự quyết liệt và quân của ông bị tổn thất nặng nề. Napoléon tiếp tục điều quân đến chi viện nhưng tình thế vẫn không thay đổi, quân đồng minh vẫn giữ vững trận địa. Trên hướng chủ yếu, cuộc công kích chỉ được bắt đầu và lúc 13h30 phút. 80 khẩu pháo của quân Pháp nhất loạt khai hỏa dọn đường cho bộ binh và kị binh tiến công. Cuộc chiến đấu tại đây diễn ra quyết liệt, bất phân thắng bại. Bộ binh Pháp tiến lên đã bị hỏa lực của quân đồng minh bắn dữ dội làm rối loạn hàng ngũ. Sau đó, kỵ binh Anh tiếp tục xông lên truy kích quân Pháp đến trận địa pháo. Đến lượt, kỵ binh Anh lại bị kỵ binh Pháp phản kích đẩy lùi về vị trí xuất phát. Chiến trường mù mịt khói súng và cát bụi và xác chết ngổn ngang. Những tiếng nổ âm vang của đại bác, đanh gọn của súng trường xen lẫn trong tiếng hò reo của binh sĩ hai bên kéo dài tưởng như không bao giờ dứt. Quân Pháp cứ lớp lớp xông lên trên đỉnh đồi rồi lại bị đẩy lùi, để lại những xác chết nằm la liệt trên chiến địa. Nhìn thấy cảnh tượng đó nhưng là một con người cứng rắn, Napoleon không nao núng tinh thần. Trận chiến này quả là sự “đặt cuộc” đối với cuộc đời binh nghiệp của ông.

Đến khoảng 16 giờ, mặc dù Napoléon đã sử dụng hầu hết các tiểu đoàn kỵ binh nặng vào tham chiến nhưng vẫn không chiếm được các sườn đồi. 18 giờ, quân Pháp do Thống chế Nây chỉ huy với nỗ lực cao nhất mới chọc thủng được một khu vực tuyến phòng thủ quân đồng minh tại La Haye Alliance.

Vào thời điểm này, Napoléon hi vọng ở lực lượng của Grouchy đến phối hợp tiến công để dành thắng lợi quyết định cho trận đánh. Nhưng rủi ro thay, khi nhìn về hướng Đông Bắc ông đã thất vọng thốt lên: “Than ôi! Không phải là Grouchy mà là Blucher”. Viện binh Phổ đến ứng cứu Wellington đã làm thay đổi tình thế trận đánh. Quân đồng minh lại đẩy lùi được quân Pháp. Khi trời đã bắt đầu tối dần, với cố gắng cuối cùng, Napoleon tập trung một lực lượng lớn quân Pháp, bao gồm cả các tiểu đoàn “Ngự lâm quân” tiến hành đợt công kích mãnh liệt về phía quân đồng minh trên hai hướng Hougoumont và La Haye Alliance. Trên hướng La Haye Alliance, quân Pháp dũng cảm tiến lên các sườn đồi dưới làn hỏa lực pháo binh của cả hai bên. Quân đồng minh với lực lượng ưu thế phục kích sẵn trên sườn đồi, bằng một loạt súng trường đầu tiên đã làm rối loạn hàng ngũ quân Pháp và ngay lập tức lao lên đánh giáp la cà bằng lưỡi lê buộc quân Pháp phải tháo chạy. Trên hướng Hougoumont, cuộc chiến đấu cũng diễn ra quyết liệt. Quân Pháp bị hỏa lực pháo binh và súng trường của quân đồng minh đẩy lùi không thể tiến lên được. Chính lúc đó, Thống chế Blucher đưa quân đoàn Phổ thứ hai vào tham chiến. Họ chiếm được khu vực Papalotte uy hiếp mạnh cánh phải của quân Pháp. Quân đồng minh hoàn toàn giữ thế chủ động. Thời cơ của quân đồng minh đã đến. Wellington ra lệnh phản công quân Pháp trên toàn tuyến.

Từ vị trí chỉ huy, Napoléon đã nhận thấy sự thất bại không thể tránh khỏi của quân Pháp. Những người lính trước khi mở cuộc công kích cuối cùng đi qua trước mặt ông với niềm tin vào chiến thắng vẫn hô vang câu “Hoàng đế muôn năm”, giờ đây họ chiến đấu một cách tuyệt vọng. Napoléon đau đớn kêu lên: “Thế là hết”, và ông cùng đám tàn binh rút chạy về hướng biên giới nước Pháp. Một quân đoàn Phổ được lệnh truy kích quân Pháp tiếp tục làm cho Napléon phải khốn đốn trên suốt chặng đường rút về Paris.

Trận chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về quân đồng minh, quân Pháp đã đại bại. Tại Waterloo, quân Pháp đã bị thương vong, bị bắt làm tù binh tới 58.000 người. về phía đồng minh cũng tổn thất chừng 22.000 quân.

Vì sao Napoléon thất bại ở Waterloo – một thất bại làm sụp đỏ mưu đồ đế chế của ông trên lục địa châu Âu? Phải chăng đó là kết quả của sự phiêu lưu cả về chính trị và quân sự của Napoléon? Người ta đã lý giải trên nhiều bình diện. Về chính trị, Napoléon đã đi quá xa theo “con đường riêng” của mình. Các nước phong kiến châu Âu làm sao có thể chấp nhận được một châu Âu bị chìm đắm dưới quyền thống trị của Napoléon. Và chính vì thế họ tập lại với sức mạnh lớn hơn để tiêu diệt ông. Hơn 20 năm chiến tranh đã quá đủ để các nước châu Âu thấy được tham vọng của Napoléon. Trận Waterloo là quyết tâm của người châu Âu. Về quân sự, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự cần phải khẳng định việc tiến công chớp nhoáng vào các lực lượng đồng minh ngay trên đất Bỉ là sự lựa chọn chính xác, thể hiện quyết tâm và tài thao lược của Napoléon. Tuy nhiên, trong quá trình tác chiến, Napoléon đã không thực hiện được ý định chia cắt quân đồng minh, không tập trung được lực lượng tiêu diệt từng binh đoàn đối phương. Điều đó được nhận thấy ngay trong ngày đầu chiến dịch xảy ra lúc tấn công vào Quatre Bras và Ligny. Và điều động binh lực từ Ligny sang phối hợp tiến công vào Quatre Bras lại quá chậm nên binh đoàn của Wellington đã kịp thời rút về Waterloo để củng cố trận địa phòng ngự. Cần phải nhận thấy sự phán đoán chính xác và tài tình của các tướng lĩnh phía đồng minh về ý định “chia cắt” quân đội Đồng minh của Napoléon đối với lực lượng của họ. Thống chế Blucher và quận công Wellington đã luôn tìm cách tập trung lực lượng, hỗ trợ nhau trong quá trình tác chiến. Chính vì thế, ba quân đoàn Phổ đã kịp thời ứng cứu cho binh đoàn Wellington trên chiến trường Waterloo. Trong khi đó thống chế Grouchy chỉ huy quân Pháp thì lại tiến hành cuộc truy kích một cách chậm chạp. Người ta được biết, khi ở Waterloo quân Pháp đã khốn đốn thì tại Wavre, Grouchy vẫn “mải mê” truy kích và bị giam chân tại đó. Có thể nói việc không tập trung được lực lượng của Napoléon đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt các binh đoàn và quân Đồng minh. Về khía cạnh chiến thuật, Napoléon cũng bỏ qua nguyên tắc tập trung lực lượng. hướng tiến công chủ yếu tại Waterloo là La Haye Alliance nhưng ông lại điều động lực lượng chi viện cho hướng Hougoumont – hướng nghi binh – vì thế cuộc chiến tại La Haye Alliance không dành được thắng lợi quyết định. Cuối cùng, trận Waterloo còn cho thấy Napoléon ít chú trọng đến việc trinh sát nắm tình hình lực lượng và bố trí binh lực của đối phương. Đặc biệt là về địa hình nơi xảy ra chiến sự, lần này quân Pháp nắm không chắc. chính vì thế, trong quá trình tiến công họ luôn bị bất ngờ trước làn hỏa lực pháo và súng trường từ các khối bộ binh hình vuông của quân đồng minh phục kích ngăn chặn. Wellington đã khéo léo bố trí xen kẽ đội hình đó trên các sườn đồi và đó là nguyên nhân làm cho quân Pháp không thế tiến lên được và thất bại thảm hại.

Ngay sau trận Waterloo kết thúc, một thỏa hiệp được kí kết giữa các nước Đồng minh: Anh, Phổ, Nga, Áo với Pháp tại Paris. Một lần nữa, Napoléon buộc phải thoái vị và theo thỏa hiệp này, Napoléon lại tiếp tục bị đày đi đảo St Helen. Cuộc đời của ông kết thúc một cách thê thảm (có khả năng ông bị đầu độc bằng thạch tín) và năm 1821 trên một hòn đảo nhỏ nằm ở Đại Tây Dương

Chia sẻ bài viết :

Đăng nhận xét

 
Support : Công ty in ấn
Copyright © 2011. công ty in ấn - All Rights Reserved
Liên kết:bien quang cao